CÂY XẤU HỔ hay còn gọi là CÂY TRINH NỮ
Trinh nữ là một loại thực vật sống ít năm thuộc họ Đậu. Loài này có đặc điểm là, các lá kép gập vào trong và cụp xuống mỗi khi bị chạm vào hoặc bị rung lắc để tự bảo vệ khỏi tổn hại, rồi mở lại vài phút sau đó. Loài cây có nguồn gốc từ Nam Mỹ và Trung Mỹ, nhưng giờ là một loài cỏ dại ở vùng nhiệt đới.
Đặc điểm cây xấu hổ
Cây xấu hổ là loài cây khá quen thuộc với người Việt Nam. Chúng sống lâu năm và thường phát triển thành bụi lớn. Ngoài ra, chúng còn có đặc điểm như:
- Cao chừng 30 đến 40cm.
- Phần thân chia thành nhiều cành, có lông cùng với gai nhỏ
- Lá dạng kép, sẽ cụp lại nếu có va chạm.
- Hoa hình quả cầu tròn, màu tím hồng, nở vào tháng 6 đến tháng 8.
- Quả có lông cứng.
Thân thảo đứng đối với cây non hoặc bò trườn đồi với cây trưởng thành. Thân cây có thể dài tới 1,5 m bò trườn hoặc tựa leo gần mặt đất, đối với thân cây tựa leo mỏng manh hơn thân cây bò trườn trên mặt đất. Vỏ thân cây có gai biểu bì thưa hoặc dày.
Lá cây kép lông chim 2 lần chẵn, có từ 1-2 cặp lá thứ cấp, mỗi lá thứ cấp lại có từ 5-13 cặp lá chét. Các cuống lá sơ cấp cũng có gai. Những bông hoa tím hoặc hồng ở đầu cuống mọc lên từ nách lá vào giữa mùa hè. Khi cây càng lớn thì hoa mọc càng nhiều hơn. Những bông hoa được thụ phấn nhờ gió và côn trùng. Các hạt mầm có vỏ cứng nhằm hạn chế sự nảy mầm. Rễ cây trinh nữ tạo nên carbon disulfide, ngăn ngừa một số loại nấm gây bệnh và cộng sinh từ phát triển trong vùng rễ của cây. Điều này cho phép hình thành các nốt sần trên rễ có chứa các cố định đạm nội cộng sinh, nhằm sửa chữa nitơ trong khí quyển và chuyển đổi nó thành một dạng có thể sử dụng bởi thực vật.
Khi bị đụng, cây xấu hổ nó lập tức khép những cánh lá lại.[ Điều này có liên quan tới “tác dụng sức căng” của lá xấu hổ. Ở cuối cuống lá có một mô tế bào mỏng gọi là bọng lá, bên trong chứa đầy nước. Khi bạn đụng tay vào, lá bị chấn động, nước trong tế bào bọng lá lập tức dồn lên hai bên phía trên. Thế là phần dưới bọng lá xẹp xuống như quả bóng xì hơi, còn phía trên lại như quả bóng bơm căng. Điều đó làm cuống lá sụp xuống, khép lại. Khi một lá khép lại, nó sẽ đưa tín hiệu lan rộng đến các lá khác, khiến chúng cũng lần lượt khép lại. Nhưng chỉ ít phút sau, bộ phận dưới bọng lá lại dần đầy nước, lá lại xoè ra nguyên dạng như cũ. Đặc tính này rất lợi cho sự sinh trưởng của cây, thích nghi với điều kiện tự nhiên. Ở phương nam thường gặp những trận mưa bão lớn, cây xấu hổ thu lá lại khi gặp mưa gió sẽ giúp nó cứu được các lá non.
Tác dụng của cây xấu hổ
Xấu hổ có tác dụng gì? Chữa bệnh mất ngủ
Với những bạn đang bị mắc phải chứng mất ngủ thì cây chính là bài thuốc tuyệt vời. Bởi loài cây này có tác dụng an thần tốt. Thậm chí, chúng còn được đánh giá cao hơn so với thuốc tây.
Cây xấu hổ có tác dụng chữa bệnh đau nhức xương khớp
Một công dụng ưu việt khác của xấu hổ chính là chữa đau nhức vùng xương khớp. Bạn có thể dùng cây để trị một số chứng bệnh liên quan như:
- Đau lưng
- Đau khớp
- Thấp khớp
- Thoát vị đĩa đệm
- Chân tay tê bại…
Cây xấu hổ có tác dụng chữa bệnh nóng trong
Theo Đông y, cây xấu hổ có tính lạnh, có thể thanh can hỏa. Nói cách khác, loài cây này có thể giải độc cho cơ thể, làm mát gan, thanh nhiệt hiệu quả.
Cây xấu hổ có tác dụng chữa bệnh động kinh
Một công dụng đặc biệt khác của xấu hổ là giúp giảm các cơn co giật. Bởi vậy, chúng còn được sử dụng để hỗ trợ điều trị chứng động kinh. Sử dụng cây cùng với một số dược liệu khác đúng cách, cơ thể sẽ trở lại bình thường.
Xấu hổ có tác dụng chữa bệnh viêm khí quản
Mặc dù cành và lá cây có tính lạnh nhưng riêng rễ cây lại có tính ấm. Vậy nên, bạn có thể sử dụng rễ xấu hổ để điều trị chứng viêm khí quản mãn tính.
Cách dùng cây xấu hổ
Cách sử dụng xấu hổ chữa bệnh mất ngủ
- Chuẩn bị: 15gr cành hổ phơi khô (đã làm sạch)
- Thực hiện: Đun nước, uống hàng ngày để hỗ trợ điều trị chứng mất ngủ, suy nhược cơ thể. Duy trì trong vòng 1 tuần thì bạn sẽ thấy được hiệu quả.
Chế biến xấu hổ để chữa bệnh đau nhức xương khớp
- Chuẩn bị: xấu hổi và rễ lá lốt, mỗi loại 15gr
- Thực hiện: Sắc nước uống hàng ngày. Bên cạnh đó, bạn có thể dùng nước để ngâm các khớp có vấn đề. Thời gian ngâm chừng 30 phút.
- Lưu ý: Khi dùng nước sắc để ngâm, bạn nên cho thêm một ít muôi để tăng hiệu quả.
Cách dùng xấu hổ chữa bệnh nóng trong
Cách sử dụng cây để thanh nhiệt, mát gan tương như như cách dùng để trị mất ngủ. Bằng cách này, bạn có thể cải thiện được chứng viêm dạ dày mãn tính.
Cách dùng cây xấu hổ chữa bệnh động kinh
- Chuẩn bị: 20gr xấu hổ phơi khô (lấy cả cây), 10gr cây câu đằng.
- Thực hiện: Đun nước uống hàng ngày, đặc biệt là khi chuẩn bị lên cơn.
- Lưu ý: cây câu đằng không nên đun lâu.
Cách dùng xấu hổ chữa bệnh viêm khí quản
- Chuẩn bị: 100gr rễ xấu hổ, 600ml nước
- Thực hiện: Đun cho đến khi chỉ còn 100ml nước thì uống làm 2 lần trong ngày. Mỗi đợt kéo dài 10 ngày.
Cây xấu hổ ngâm rượu
Cây xấu hổ ngâm rượu
Trong thực tế, chỉ có rễ xấu hổ được dùng để ngâm rượu mà thôi. Thường thì rễ xấu hổ có thể ngâm riêng hoặc kết hợp thêm một số dược liệu khác.
Rễ xấu hổ ngâm rượu có tác dụng gì?
- Chữa đau nhước xương khớp
- Thoát vị đĩa đệm…
Cách ngâm rượu rễ xấu hổ
- Chuẩn bị: 200gr rễ xấu hổ khô, đã được thái mỏng; rượu gạo
- Thực hiện: Ngâm 2 nguyên liệu chừng 1 tiếng.
- Cách dùng: Chia làm 5 phần, mỗi ngày sắc uống 1 phần.