Cây cỏ xước là cây thuốc nam đa tác dụng, nhưng thật chất công dụng của cây cỏ xước là đến đâu? Cùng Tài nguyên thực vật tìm hiểu những công dụng của cây cỏ xước nhé.
Mô tả
Ở vùng nông thôn, cây cỏ xước không hề xa lạ. Đây là loại cây mọc hoang, thân thảo, sống lâu năm, tuổi thọ có khi lên tới 2 – 7 năm.
Thân cây: Cây có thể cao tới gần 1m, có lông mềm bao phủ quanh thân.
Lá cây: Lá cỏ xước hình trứng, mọc đối, mép lượn sóng.
Hoa: Hoa cỏ xước mọc thành chùm bông ở ngọn cây, chiều dài cả chùm bông khoảng 20 – 30cm.
Quả: Quả dạng quả nang bao gồm 1 túi, có thành mỏng, có lá bắc nhọn giống gai, dễ bám vào vật khác như quần áo. Hạt hình trứng nhỏ và dài.
Rễ: Rễ của cây khá nhỏ, bé dần từ cổ rễ đến chóp rễ, đường kính chừng 2-5mm, dài 20cm.
Phân bố: Cỏ xước là loại cây nhiệt đới, thường mọc hoang ở các bãi cỏ, ven đường, bờ bụi. Nếu muốn dùng làm thuốc cũng có thể chủ động trồng bằng hạt.
Công dụng của cây cỏ xước
– Chữa chứng sổ mũi, sốt: Cỏ xước 30g, đơn buốt 30g, sắc uống ngày 1 thang, chia 2 – 3 lần.
– Chữa quai bị: Lấy cỏ xước giã nhỏ chế thành nước súc miệng và uống trong; còn bên ngoài lấy lượng vừa đủ giã đắp vào nơi quai bị sưng đau.
– Chống co giật (kể cả bại liệt, phong thấp teo cơ, xơ vữa mạch máu): rễ cỏ xước 40 – 60g sắc lấy nước thuốc uống nhiều lần trong ngày.
– Chữa viêm gan, viêm thận (kể cả viêm bang quang, đái vàng thẫm, đái đỏ, đái ra sỏi): Cỏ xước 15g, cỏ tháp bút 15g, mộc thông 15g, mã đề (hay hạt lá bông) 15g, sinh địa 15g, rễ cỏ tranh 15g, sắc lấy nước uống với bột hoạt thạch 15g, chia ba lần.
– Chữa trị viêm cầu thận (phù thũng, đái đỏ, đái són, viêm gan virus, đái vàng thẫm, da vàng, viêm bang quang, đái ra máu): Rễ cỏ xước 30g, rễ cỏ tranh 15g, mã đề 15g, mộc thông 15g, huyết dụ 15g, lá móng tay 15g, huyền sâm 15g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần.
– Chữa các chứng bốc hỏa (nhức đầu, chóng mặt, đau mắt, ù tai, tăng huyết áp, rối loạn tiền đình, khó ngủ, đau nhức dây thần kinh, rút gân, co giật, táo bón): Rễ cỏ xước 30g, hạt muồng sao 20g, sắc uống mỗi ngày 1 thang chia 3 lần; thuốc có công hiệu an thần.
– Chữa thấp khớp đang sưng: rễ cỏ xước 16g, nhọ nồi 16g, hy thiêm thảo 16g, phục linh 20g, ngải cứu 12g, thương nhĩ tử 12g, sao vàng sắc lấy ba lần nước thuốc, sau trộn chung cô sắc đặc chia 3 lần uống. Ngày uống 1 thang trong 7 – 10 ngày liền. Hoặc cỏ xước 40g, hy thiêm 30g, thổ phục linh 20g, cỏ mực 20g, ngải cứu 12g, quả ké đầu ngựa 12g, sắc lấy nước thuốc đặc uống trong ngày.
– Viêm đa khớp dạng thấp: Rễ cỏ xước tẩm rượu sao 20g, độc hoạt 12g, tang ký sinh 16g, dây đau xương 16g, tục đoạn 12g, đương quy 12g, thục địa 12g, bạch thược 12g, đảng sâm 12g, tần giao 12g, quế chi 8g, xuyên khung 8g, cam thảo 6g, tế tân 6g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần, trong 10 ngày.
– Chữa bệnh gút: Lá lốt 15g, rễ bưởi bung 15g, rễ cây vòi voi 15g, tất cả thái mỏng sao vàng, rồi sắc lấy nước đặc chia ba lần uống trong ngày. Ngày dùng 1 thang, trong 7 – 10 ngày liền.
– Chữa kinh nguyệt không đều, huyết hư: Rễ cỏ xước 20g, cỏ cú (tứ chế) 16g, ích mẫu 16g, nghệ xanh 16g, rễ gai (gai lá làm bánh) 30g, sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần, uống 10 ngày. Không dùng cho người có thai.
– Chữa suy thận, phù thũng, nặng chân, vàng da: Rễ cỏ xước sao 30g, mã đề cả cây 30g, cúc bách nhật cả cây 30g, cỏ mực 30g, sắc ngày uống 1 thang, chia 2 – 3 lần, uống liền trong 7 – 10 ngày.
– Chữa trị mỡ máu cao (kể cả xơ vữa động mạch, huyết áp cao, nhức đầu chóng mặt, ù tai, mờ mắt): Cỏ xước 16g, hạt muồng sao vàng 12g, xuyên khung 12g, hy thiêm 12g, nấm mèo 10g, đương quy 16g, cỏ mực 20g, sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần, khi uống vớt bã nấm mèo ra ăn, nhai kỹ chiêu với nước thuốc. Cần uống liên tục 20 – 30 ngày.
Tác hại của cây cỏ xước
Hiện tại vẫn chưa có thông tin về những tác hại của cây cỏ xước, tuy nhiên có nhiều khuyến cáo là cây này không dùng cho người có thai.
Trên đây là thông tin về công dụng của cây cỏ xước, hy vọng có thể giúp ích cho bạn.