Giới thiệu về cây Tùng thơm:
Cây Tùng Thơm hay còn được gọi là Tùng Hương, Tùng Chanh. Loại cây này có tên khoa học Cupressus Macrocarpa. Cây thuộc loại thân gỗ kích thước nhỏ thường cao từ 40cm đến 60cm hoặc cao hơn là 2 đến 3m.
Cây có lá dạng kim, mọc dài có màu xanh nõn chuối rất tươi. Các tán lá nhỏ dần về ngọn tạo thành hình tự tháp. Giống như các loại cây tùng khác Tùng Thơm có chứa tinh dầu với mùi thơm dễ chịu. Rễ cây thuộc loại rễ chùm, bò ngang sinh trưởng mạnh và phân ra nhiều rễ con với khả năng hút nước mạnh.
Tùng Thơm có xuất xứ ban đầu thuộc khu vực phía Nam Châu Mỹ. Sau này loại cây này được mang đi nhân giống ở nhiều nơi trên Thế Giới. Trong đó có Việt Nam.
Cây Tùng Thơm có ý nghĩa gì?
Cây Tùng Thơm có rất nhiều công dụng cho nên cũng là một trong những loại cây cảnh được người Việt rất ưa chuộng. Hơn nữa còn đem tới ý nghĩa phong thủy ấn tượng khác trên bước đường sự nghiệp, cuộc sống của chủ nhân sở hữu. Cụ thể như sau:
Công dụng của Cây Tùng thơm:
– Có khả năng đuổi côn trùng
Khác với những loại cây cảnh trang trí khác, Tùng Thơm sở hữu “biệt tài” xua đuổi côn trùng rất tốt. Đặc biệt là đuổi muỗi, chống muỗi. Một khi tích hợp cây trong phòng ngủ sẽ mang đến giấc ngủ ngon lành. Hoặc là đặt ở vị trí cửa sổ, cửa ra vào để giúp mùi hương được lan tỏa.
Điều này một phần là nhờ vào mùi hương nhẹ nhàng có trong cây nhưng rất dễ nhận biết trong không khí. Tinh dầu mang mùi đặc trưng mà các loại sâu bọ, ruồi muỗi đều kỵ. Một khi chúng cảm nhận được mùi hương này trong không khí sẽ tự động bỏ đi. Đặc biệt nếu kết hợp Tùng Thơm cùng Hương Thảo, Ngũ Gia Bì,…thì khả năng xua đuổi con trùng sẽ cao hơn.
– trang trí không gian
Tùng Thơm luôn là sự lựa chọn tối ưu để trang trí không gian. Bởi lẽ cây có hình dáng nhỏ gọn, bắt mắt với màu xanh hài hòa. Những tán lá cây xum xuê mang đến những phiến lá dạng kim ấn tượng.
Một khi ứng dụng cho không gian sẽ không cảm nhận được sự lạc tông, mất thẩm mỹ. Thay vào đó Tùng Thơm liền cho ra một “bức tranh” hài hòa. Dù phòng ốc được phát triển theo hướng như thế nào Tùng Thơm cùng đều thương thích. Nhất là có thể mang đến sự sang trọng, tươi mới và thời thượng cho không gian.
Đặc biệt với thiết kế nhỏ nhắn nên việc ứng dụng vị trí đặt cây không quá khó khăn. Chỉ cần một diện tích nhỏ cũng làm nên được sức cuốn hút riêng cho phòng ốc và toát lên được vẻ đẹp cho Tùng Thơm.
– Giúp tinh thần sảng khoái
Chưng một chậu cây Tùng Thơm trên bàn làm việc, bàn học, cửa sổ sẽ giúp cho người xung quanh cảm nhận được sự thư thái, tinh thần tập trung. Hương thơm đặc trưng của cây còn giúp tinh thần minh mẫn, hưng phấn, tỉnh táo khi học tập và làm việc.
– Giúp xua tan căng thẳng, mệt mỏi
Khi làm việc căng thẳng, mệt mỏi nếu có một chậu Tùng Thơm để ngắm, để ngửi thì còn gì bằng. Loại cây này đủ giúp bạn xua đi những áp lực, những stress của công việc. Nhất là giúp tăng cải thiện sức căng cứng, khó chịu của mắt, giúp mắt điều tiết khi tập trung vào máy tính quá lâu.
Cây Tùng Thơm mang Ý nghĩa phong thủy gì?
Không chỉ dừng lại ở loại cây để bàn đẹp mà ý nghĩa cây Tùng Thơm cũng là một nhân tố quan trọng hấp dẫn mọi người. Đây là loại cây được đánh giá có thể mang tới nhiều may mắn, tài lộc theo phong thủy. Nhất là có thể đem tới sự thuận lợi và phát triển nhanh chóng về tài vận. Đồng thời hỗ trợ chủ nhân luôn vững vàng trước Thế gian đầy cạm bẫy. Hoặc là giúp xua đuổi điềm xấu, trừ tà ma đem tới sự bình an.
Cách chăm sóc cây Tùng Thơm hiệu quả
Đa phần các loại cây lá Kim đều sở hữu sức sống mạnh mẽ. Và Tùng Thơm cũng là loại cây thuộc vào họ lá Kim. Vậy nên cách chăm sóc cây Tùng Thơm không quá phức tạp và khó khăn. Bạn có thể tham khảo phương án chăm sóc như sau:
Về ánh sáng
Cây Tùng Thơm thuộc vào phân khúc cây văn phòng nhưng bản chất lại là loại cây ưa sáng. Vì thế điều kiện thích hợp nhất để trồng cây là thuộc khu vực có ánh sáng chiếu tới cây. Tuy nhiên bạn không nên để ánh sáng chiếu trực tiếp vào cây.
Song trong trường hợp bạn trồng cây ở khu vực thiếu ánh sáng thì đừng lo lắng. Bạn hãy cho cây phơi nắng khoảng gần 30 phút đến 1 tiếng mỗi ngày là được. Nhất là vào buổi sáng với buổi chiều tối.
Về nhiệt độ
Cách chăm sóc cây Tùng Thơm tối ưu nhất còn phải chú trọng tới nhiệt độ. Theo đó cây phát triển tốt nhất là ở khoảng nhiệt độ từ 20 độ C tới 25 độ C. Tùng Thơm không thể chịu được mức độ quá thấp dưới 11 độ C và nhiệt độ cao trên 30 độ C. Khi nhiệt độ ngoài trời không phù hợp, bạn hãy chăm sóc cây trong điều hòa và mang cây ra không khí tự nhiên vài tiếng mỗi ngày.
Về đất trồng
Đất trồng là yếu tố then chốt ảnh hưởng đến sự phát triển của Tùng Thơm. Theo đó cây Tùng Thơm không thể chịu được úng, rẽ dễ bị thối khi gặp nước nhiều. Vậy nên khi chuẩn bị đất trồng bạn phải chuẩn bị loại tơi xốp, nhiều mùn, thoáng nước và giàu dinh dưỡng. Bạn có thể trộn đất cùng xỉ than hay sỏi nhẹ để tạo sự thoáng khí. Đặc biệt bạn nhớ tích hợp thêm một lớp lót với phân hữu cơ, trùn quế để tăng dinh dưỡng.