Giới thiệu về cây tầm bóp
Cây tầm bóp là loài cây được trồng phổ biến ở nước ta, cây là một loại dược liệu rất tốt.
Cây tầm bóp hay còn có tên gọi khác là cây bùm bụp, cây thù lù. Tất cả các bộ phận của tầm bóp bao gồm rễ, lá, thân và quả đều có thể được sử dụng làm thuốc, có tác dụng chữa bệnh tiểu đường, điều trị ung thư, giúp sáng mắt
Tầm bóp là một trong những loài thực vật có hoa, thuộc họ Solanaceae.
Phân bố: Loài cây này có thể sinh trưởng và phát triển ở khắp mọi nơi, có nguồn gốc xuất xứ từ khu vực khí hậu nhiệt đới. Tại Việt Nam, bạn có thể bắt gặp hình ảnh cây tầm bóp ở khắp mọi nơi từ ven đường, ven sông, bờ ruộng hay ngay trong khu vườn của gia đình mình.
Thân cây tầm bóp thuộc thân cỏ, có chiều cao khoảng 40cm đến 1m, thân được chia làm nhiều cành nhánh. Lá loài cây này hình bầu dục, nhọn ở đầu lá. Quả tầm bóp có hình dáng giống cái lồng đèn, bên trong có chứa các hạt nhỏ. Khi cây còn non, vỏ của quả có màu xanh và có màu vàng cam dần khi cây già.
Nhiều người đặt ra câu hỏi rằng cây tầm bóp có ăn được không? Cây rau tầm bóp hoàn toàn có thể ăn được, người ta thường chế biến loại cây này thành các món ăn như xào với các loại thịt, nhúng lẩu, luộc,… Hương vị tầm bóp hơi đắng nhưng vẫn xen lẫn vị ngọt, có tính mát và là một loài rau hoàn toàn sạch. Đặc biệt, loài cây này còn có tác dụng giải nhiệt cơ thể, trị bệnh dạ dày và trị mụn.
Thành phần của tầm bóp bao gồm các khoáng chất như sắt, photpho, kẽm,…cùng các vitamin C, vitamin A. Ngoài ra, loài cây này còn chứa các hoạt chất như chất xơ, protein, cacbohydrat,…Chính vì vậy mà chúng được sử dụng để chữa bệnh trong Đông y. Người dùng có thể sử dụng cây tầm bóp tươi hoặc đem phơi khô để dùng hàng ngày. Loài cây này ngoài tác dụng chữa bệnh còn đem lại những lợi ích vô cùng tuyệt vời khác.
Cây tầm bóp khác cây lu lu thế nào?
Do đặc điểm hình thái khá giống nhau nên nhiều người nẫm lẫn giữa cây tàm bóp và cây lu lu. Tuy nhiên nếu để ý kỹ ta sẽ thấy Cây lu lu đực hay còn có tên gọi khác là cây nút áo, thù lù đực, long quỳ,…Thuộc thân cây thảo, sống lâu năm, có chiều cao khoảng 30cm đến 1m.
Lá lu lu đực có hình trái xoan, thuôn nhọn dần về phần cuống của lá, khá giống với lá cây tầm bóp. Hoa của loài cây này có dạng chùm, trái hình nang tròn. Trái có vỏ bên ngoài màu xanh khi còn non và chuyển dần sang màu đen khi chín hẳn, bên trong của trái cũng có hạt như trái tầm bốp.
Người dùng cần biết cách phân biệt giữa hai loại cây này để tránh nhầm lẫn. Cây lu lu đực cũng mang tính hàn, vị đắng nhưng lại có chứa độc tố. Theo một số báo cáo nghiên cứu từ Canada cho thấy rằng, trái của lu lu đực khi còn non có chứa nhiều độc tố gây nguy hiểm tới sức khoẻ con người nếu sử dụng với liều lượng lớn. Ngoài ra, người dùng có thể gặp những tác dụng phụ như đau bụng, nôn mửa, buồn ngủ, sốt,…khi dùng quả non của loài cây này.
Cây tầm bóp trong y học
Hỗ trợ điều trị ung thư họng, đại tràng, phổi, tử cung
Người dùng chuẩn bị 15 gram bạch truật, 95 gram cây tầm bóp tươi hoặc 25 gram tầm bóp khô, 9 gram mạch môn, 9 gram hoàng cầm, 4 gram cam thảo, 9 gram huyền sâm, 9 gram cát cánh, sau đó đem đi rửa sạch với nước. Cho tất cả dược liệu vào nồi nấu cùng 4 bát nước cho tới khi nước sắc cạn còn 2 bát thì tắt bếp. Sử dụng bài thuốc trong vòng nửa tháng rồi nghỉ 10 ngày mới dùng đợt tiếp.
Trị bệnh u gan
Chuẩn bị dược liệu bao gồm: cây chó đẻ và cây tầm bóp đã được phơi khô. Sau đó đem đi rửa sạch rồi sắc với khoảng 1 lít nước, uống trong vòng 1 tháng. Người bệnh nên đi khám bác sĩ Đông Y để kiểm tra tình trạng bệnh trước và sau khi sử dụng bài thuốc.
Trị bệnh tiểu đường
Tác dụng chữa bệnh của cây tầm bóp phổ biến nhất phải kể tới trị bệnh tiểu đường. Người bệnh có thể thực hiện một trong hai cách sau đây:
- Chế biến lá tầm bóp thành món ăn: Chuẩn bị nguyên liệu bao gồm lá tầm bóp và tim lợn. Sau đó người dùng đem lá đi rửa sạch và ngâm với nước muối trong vòng 5 phút. Tiếp đến, rửa sạch tim lợn và thái thành từng miếng nhỏ. Cho tất cả nguyên liệu vào nồi với lượng nước nhất định đồng thời thêm gia vị. Ngoài cách làm này, bạn có thể ăn rau tầm bóp xào tỏi với tim lợn để trị bệnh tiểu đường.
- Sử dụng phần rễ tầm bóp: Người dùng chuẩn bị 50 gram rễ tầm bóp sau đó đem đi rửa sạch. Rồi cho vào nồi sắc với khoảng 1 lít nước, chia nước sắc thành 3 phần. Uống 3 lần/ ngày và nên kiên trì sử dụng trong vòng 1 tháng để thấy được hiệu quả rõ rệt. Cây tầm bóp chữa bệnh tiểu đường được rất nhiều người sử dụng, kết quả lượng đường huyết sau khi sử dụng bài thuốc này giảm đáng kể.
Chữa ho, ban đỏ, thuỷ đậu, viêm họng, tiểu ít, chân tay miệng
Chuẩn bị cây tầm bóp tươi hoặc tầm bóp khô sau đó đem đi rửa sạch. Cho vào nồi sắc với lượng nước phù hợp, uống liên tục trong vòng 1 tuần để thấy được hiệu quả.
Tác dụng của cây tầm bóp
Giúp cải thiện hệ miễn dịch
Một trong những công dụng của cây tầm bóp là giúp cải thiện hệ miễn dịch, phòng ngừa mọi bệnh tật. Người dùng cần chuẩn bị phần ngọn và lá tầm bốp tươi sau đó đem đi rửa sạch để loại bỏ bụi bẩn và những lá hư. Bạn có thể chế biến theo cách luộc hoặc nấu canh tuỳ thích. Nên thực hiện 3 đến 4 lần/ tuần để tăng cường kháng thể và ngăn ngừa các bệnh tật.
Tăng cường thị lực
Trong thành phần của tầm bóp có chứa các chất như vitamin C và vitamin A giúp mắt không bị khô, mỏi. Bạn có thể dùng tầm bóp tươi để thêm vào thực đơn bữa ăn hàng ngày của gia đình. Đặc biệt, cây rau tầm bóp cũng được xem là “thần dược” giúp phòng ngừa các bệnh về mắt như: cận thị, viễn thị hay đục thuỷ tinh thể. Đây cũng là câu trả lời cho câu hỏi cây tầm bóp có tác dụng gì?
Giúp giảm lượng Cholesterol trong máu và phòng ngừa bệnh tim mạch
Công dụng của cây rau tầm bóp là gì? Vitamin C là một chất vô cùng quan trọng đối với cơ thể con người, chúng giúp ngăn ngừa các gốc tự do gây ảnh hưởng xấu tới mạch máu. Và cũng từ đó giúp ngăn ngừa các bệnh liên quan tới tim mạch.
Ngoài ra, hai loại vitamin C và A có trong thành phần tầm bóp còn có tác dụng làm giảm lượng Cholesterol ở trong máu. Chính vì vậy, bạn nên sử dụng loại cây này thường xuyên để ngăn ngừa bệnh tật, nâng cao sức khoẻ.
Ngăn ngừa tổn thương mô cơ
Nếu bạn đang gặp vấn đề sức khoẻ liên quan tới mô cơ như: đau nhức và tổn thương. Hãy sử dụng tầm bóp để cải thiện tình trạng này. Lượng vitamin C trong loài cây này sẽ làm giảm cơn đau và phục hồi dần những tổn thương của mô cơ. Bạn có thể ép tầm bóp lấy nước uống hoặc nấu ăn hàng ngày. Đây cũng là một trong những tác dụng cây tầm bóp phổ biến nhất.
Trị mụn nhọt
Công dụng cây tầm bóp trị mụn nhọt vô cùng hiệu quả. Người dùng hái một nắm tầm bóp tươi sau đó đem đi rửa sạch, để ráo nước. Tiếp đến, cho vào cối rồi giã nhuyễn, chắt lấy phần nước cốt uống, còn phần bã thì sử dụng để đắp lên vùng da bị mụn. Sử dụng hàng ngày cho tới khi tình trạng mụn được cải thiện
Kỹ thuật trồng cây tầm bóp
Sau khi chuẩn bị hạt giống và giá thể, người trồng cần tiến hành ngâm hạt giống với nước ấm khoảng 4 đến 5 tiếng. Tiếp đến, lấy hạt giống đem gieo vào giá thể và tưới một lượng nước nhỏ. Lưu ý nên sử dụng cuộn nilong để che kín giá thể. Hạt giống cây tầm bóp sẽ nảy mầm sau khoảng 1 đến 2 tuần.
Khi hạt đã nảy mầm, bạn cần chuyển hạt sang trồng ở chậu. Chuẩn bị chậu có kích thước nhỏ cùng đất tơi xốp, thoát nước tốt. Sau đó đào một cái hố rồi cho phần hạt xuống, phần mầm nằm ở trên mặt đất rồi lấp một lớp đất mỏng lại. Tưới một ít nước lên đất để giữ độ ẩm cho cây.
Người trồng nên lựa chọn vị trí có không gian thoáng mát, khô ráo và nhiều ánh sáng để đặt cây tầm bóp. Khi cây cao khoảng 20 đến 30cm, bạn có thể di chuyển vị trí trồng cây ở vườn hoặc chậu lớn hơn. Để đảm bảo cho quá trình sinh trường và phát triển tầm bóp diễn ra thuận lợi nhất, người trồng cần tưới nước thường xuyên và chăm sóc cây kỹ càng. Nếu bổ sung đủ lượng nước, cây sẽ cho quả quanh năm.
Cây tầm bóp là một trong những loại cây thuốc nam mọc tự nhiên và được trồng nhiều ở nước ta. Bạn có thể sử dụng loài cây này theo nhiều cách khác nhau như: xào, luộc, nấu canh,….Bổ sung các món ăn được làm từ tầm bóp mỗi ngày sẽ giúp tăng cường sức khoẻ. Bởi trong thành phần của loài cây này có chứa nhiều hoạt chất, khoáng chất cùng vitamin vô cùng có lợi. Ngoài ra, tầm bóp còn có tác dụng chữa một số loại bệnh cho con người.