Cây ngọc ngân là một trong các loại cây để bàn mini được giới văn phòng văn phòng săn đón, vậy cây có đặc điểm như thế nào, hợp tuổi gì mệnh nào các bạn hãy cũng tìm hiểu nhé!
Giới thiệu chung về cây ngọc ngân
Cây ngọc ngân thuộc loại cây thân thảo, họ ráy, tên khoa học là Aglaonema Oblongifolium. Phần lá cây có hình bầu dục thon dài và nhọn dần về phía đỉnh. Cây được lai tạo từ cây phú quý từ năm 1982 bởi một nhà thực vật học. Ngoài ra cây ngọc ngân còn có cái tên khác là cây valentine nên hay được sử dụng làm quà tặng vào những dịp lễ tình nhân. Có thể trồng cây ngọc ngân thủy sinh hoặc trồng chậu đất.
Có đặc điểm giống như cây vạn lộc, cây ngọc ngân cũng có hai màu xanh và đỏ. Cây ngọc ngân màu xanh phổ biến hơn với sự kết hợp hài hòa giữa hai màu xanh và trắng. Lá cây có viền xanh, mặt lá trắng tạo cho người nhìn cảm giác mát mẻ, thoải mái và có phần thanh tao. Cây ngọc ngân đỏ cũng mang đường viền xanh nhưng lại phần mặt lá màu đỏ rực rỡ.
Giống với 1 số loại cây cảnh khác, cây ngọc ngân cũng có khả năng lọc không khí và các chất độc bay hơi rất tốt. Cây dễ sống và tươi tốt quanh năm nên nhiều người lựa chọn cây ngọc ngân để bàn.
Cây ngọc ngân liệu có độc không?
Theo 1 số nghiên cứu khoa học nhựa cây ngọc ngân có độc tính nhẹ nên chúng ta cần cẩn thận khi tiếp xúc. Nếu lá cây bị tổn thương, nhựa cây có thể chảy ra tiếp xúc với da tay gây hại cho sức khỏe nên cần đeo bao tay khi cắt tỉa chăm sóc cây.
Bạn nên đặt chậu cây ở những vị trí trẻ em hoặc chó mèo không với tới. Bởi khi tiếp xúc với khoang miệng, độc tố của cây có thể khiến trẻ có các biểu hiện ngộ độc như đau rát, khó thở và nôn mửa. Khi phát hiện trẻ trúng độc, bưởi cây có độc tính yếu nên bạn chỉ cần cho trẻ súc miệng nước muối và đưa đến cơ sở y tế gần nhất.
Mệnh hợp với Cây ngọc ngân
Một sự rất đặc biệt là cây ngọc ngân phù hợp với hầu hết các mệnh và 12 con giáp nên bạn không cần thắc mắc cây ngọc ngân hợp với tuổi nào. Tuy nhiên những người mệnh kim là hợp với cây ngọc ngân nhất. Hình dạng cây ngọc ngân đa phần có màu trắng, nhọn dần về đỉnh lá nên tương hợp với mệnh kim. Người chủ mệnh kim trồng cây này sẽ giúp tăng cường số mệnh và gặp nhiều may mắn.
Theo thuyết ngũ hành của các nước phương đông, thổ sẽ sinh kim và kim sinh thủy. Vì vậy người mệnh thổ hay thủy trồng cây ngọc ngân đều sẽ phát triển tốt trong cuộc sống và công việc làm ăn.
Và ngược lại, kim khắc mộc nên nếu bạn là người mang mệnh mộc mà vẫn thích trồng cây ngọc ngân thì nên chọn chậu màu đen hoặc xanh để bổ trợ. Người mệnh hỏa nếu lựa chọn tránh không trồng bằng phương pháp thủy sinh thì vẫn có thể trồng được.
Cây ngọc ngân có ý nghĩa gì trong phong thủy và đời sống
Cái tên ngọc ngân đều mang ý chỉ những thứ đẹp đẽ, đắt giá và sang quý. Cả hai ghép lại với nhau tạo nên sự hoàn hảo về cả ý nghĩa và ngôn từ nên cây ngọc ngân rất được ưa chuộng trong giới phong thủy. Trồng cây ngọc ngân trong nhà sẽ mang lại thịnh vượng, tiền tài và gia tăng quý khí cho cả gia đình. Điều đặc biệt khi cây ngọc ngân ra hoa là biểu tượng cho sự cao sang, thanh nhã lại mang ý nghĩa về tài lộc nảy nở. Vì vậy trồng cây ngọc ngân trong nhà không chỉ giúp gia tăng tiền tài mà còn tạo được sự sang quý cho gia đình nữa.
Kết hợp hoàn hảo giữa hai sắc trắng, xanh, cây ngọc ngân lại xum xuê, tươi tốt quanh năm nên nó luôn là sự lựa chọn hàng đầu để trang trí phòng khách. Hai màu xanh và trắng đều là màu lạnh và dịu nên dễ kết hợp với khung cảnh xung quanh và có hiệu quả giác an thần.
Cây ngọc ngân có màu trắng, đỉnh lá nhọn nên hướng kim. Cây ngọc ngân cũng có khả năng thanh lọc không khí nên người ta quan niệm rằng cây có khả năng khu trừ tà khí và những thứ không may. Vẻ đẹp thanh cao, sang quý của cây ngọc ngân cũng khiến ta có cảm giác an tâm và thoải mái.
Là loài thực vật ưa bóng râm, cây ngọc ngân có thể sống trong nhà lâu ngày mà vẫn đảm bảo khả năng quang hợp tốt. Bạn chỉ cần đem cây ra ngoài sáng khoảng hai đến ba tiếng mỗi tuần là đủ. Ngoài ra, buổi tối cây ngọc ngân cũng có thể hấp thụ khí độc và nhả khí Oxy nên đặt cây trong phòng ngủ là một sự lựa chọn không tồi. Đặc biệt những vị trí có thiết bị điện tử như phòng làm việc cũng cần có cây ngọc ngân để hấp thụ bớt phóng xạ không tốt từ máy tính.
Kỹ thuật trồng cây ngọc ngân
Có 2 cách trồng cây ngọc ngân : thủy sinh và trên đất vậy kỹ thuật trồng như thế nào?
Cách trồng cây ngọc ngân trên đất:
Đầu tiên nên tạo môi trường đất phù hợp cho cây phát triển. Trộn đất với phân bón, mùn trấu để đảm bảo dinh dưỡng và độ tơi xốp. Khi cho đất vào trong chậu, nên khoét một lỗ ở giữa và đặt cây vào. Cần chú ý làm sạch và cắt bỏ những phần rễ bị hỏng để cây phát triển tốt. Sau đó vun đất cho kín rễ rồi tưới nước nhẹ nhàng. Khoảng một đến hai ngày tưới phun sương một lần cho cây.
Cách trồng cây ngọc ngân trong nước:
Bạn thực hiện tương tự như cách trồng cây trên đất nhưng thay vì chuẩn bị đất ta chỉ cần một chậu đựng nước dinh dưỡng là đủ cho cây phát triển tốt. Nên chú ý cách chăm sóc cây ngọc ngân trong nước bằng cách thay nước thường xuyên mỗi tuần và đặc biệt khi nước đổi màu để đảm bảo cây khỏe mạnh.
Cây ngọc ngân ít rụng lá và xanh tốt nên phù hợp để ở nhiều nơi khác nhau. Có thể đặt cây trang trí tại phòng khách, bàn làm việc hay bàn ăn. Cũng có thể đặt cây tại hành lang, vườn hoa hoặc công viên để làm cảnh.
Các yếu tố để chăm sóc cây ngọc ngân đúng cách
Nhìn chung cây ngọc ngân khá dễ sống nhưng cũng cần lưu ý một số yếu tố như sau:
Ánh sáng: Ngọc ngân là loài ưa bóng râm nên không được đặt câu trực tiếp dưới ánh sáng mặt trời. Bạn có thể lựa chọn đặt cây tại các nơi có bóng râm hoặc ánh sáng dịu nhẹ để cây phát triển tốt.
Đất trồng: Nên ưu tiên lựa chọn loại đất có độ tơi xốp cao để đảm bảo thoáng khí và cây dễ hút nước. Việc bổ sung dinh dưỡng cho cây khá dễ dàng với phân bón hóa học hoặc mùn cưa.
Cách tưới nước: Là loài thân thảo nên cây ngọc ngân có xu hướng ưa ẩm. Tuy nhiên cây có khả năng trữ nước kém nên chú ý không tưới quá nhiều gây thối rễ. Vào mùa lạnh, bạn có thể giảm lượng nước tưới xuống bởi nhu cầu của cây trong mùa này không cao.
Nhiệt độ: Sinh trưởng tại vùng nhiệt đới nên cây ngọc ngân khá khó phát triển trong môi trường có nhiệt độ thấp. Vì vậy không đặt cây trong phòng lạnh hoặc gần nhà bếp, lỗ thông hơi.
Sâu bệnh: Cây ngọc ngân bị vàng lá khi thiếu dinh dưỡng. Bạn nên chú ý quan sát và bổ sung dinh dưỡng kịp thời. Sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật có thể giúp bạn loại trừ sâu bọ bám trên cây.