Đất trồng hẳn không xa la với mỗi người dân Việt Nam, vậy có những loại đất trồng nào ưu nhược điểm nó ra sao các bạn hãy cũng TDBM tìm hiểu qua bài viết này nhé !
Thế nào là đất trồng
Đất trồng là lớp bề mặt tơi xốp của vỏ Trái Đất, là môi trường quan trọng cung cấp dinh dưỡng, nước và oxi để cây sinh trưởng và phát triển tốt nhất, trụ vững và tránh bị ngã; là môi trường mà trên đó thực vât có khả năng sinh sống và sản xuất ra sản phẩm.
Thành phần của đất trồng
Đất trồng cây, trồng rau gồm 3 thành phần chính là phần rắn, phần khí và phần lỏng.
- Phần rắn: Cung cấp các hợp chất vô cơ và hàm lượng hữu cơ để cho cây phát triển tốt nhất.
- Phần lỏng: Là phần thiết yếu cung cấp nước đầy đủ để nuôi cây
- Phần khí: Cung cấp oxi, giúp đất tơi và dễ dàng trao đổi oxi hơn.
Tỷ lệ của Một loại đất sạch được đánh giá cao là đất gồm 40% phần rắn, 30% phần lỏng và 30% phần khí. Với tỷ lệ trộn đất trồng rau như thế sẽ đảm bảo an toàn cho cây trồng.
Lý do xới đất tơi xốp khi trồng cây
Những người trồng cây hẳn biết được lý do chúng ta xới đất khi trồng cây là gì? Đó chính là giúp cho có sự trao đổi CO2 ở gốc cây, giúp cho rễ cây hô hấp mạnh và thẩm thấu được các chất dưỡng chất một cách hiệu quả.
Bên cạnh đó, việc xới đất còn góp phần làm đất sạch hơn, hạn chế được các vi khuẩn còn nằm trong đất, ảnh hưởng đến cây.
Chính vì thế mà việc xới đất là việc làm thiết yếu, kích thích cho quá trình ra hoa hay ra quả. Ví dụ như ở cây quất ngày Tết, vào thời điểm trước Tết khoảng 2 – 3 tháng thì người ta sẽ tiến hành xới đất vào gần phần rễ, giúp cho rễ cây hô hấp mạnh, tạo được áp suất thẩm thấu cao, kích thích cây ra hoa.
Hoặc với những bạn sử dụng đất sạch trồng rau sạch, trồng rau mầm, trồng hoa ở sân thượng hay ban công theo mùa vụ thì bỏ qua bước xới đất này. Mà thay vào đó là kết thúc mùa vụ bạn nên sử dụng vôi bón và phơi đất ở trời nắng để làm sạch đất, loại bỏ hết mầm bệnh làm hại cho hạt giống hay loại rau vụ mới.
Kỹ thuật trộn đất trồng cây cảnh
Để cho cây trồng có thể lớn nhanh thì bạn nên trộn đất sạch, đảm bảo tỉ lệ về độ ẩm đất với cây trồng, giàu dinh dưỡng, độ tơi và thoát nước. Chính vì thế chúng tôi sẽ hướng dẫn cách trộn đất trồng rau sạch dưới đây:
Cách Lựa chọn nguyên liệu trộn
Bao gồm:
- Đất vườn: Là phần đất được lấy từ bề mặt đất ở vườn.
- Đất đồi núi (đất mùn): Đất này thường khá tơi xốp, chua và giàu dinh dưỡng.
- Mùn cưa: phơi khô, sau đó dùng nước vôi để tưới lên rồi ủ trong 1 tuần, rồi đem ra sử dụng.
- Phân chuồng: Có thể sử dụng phân của các loại gia súc, ủ khoai cho lên men và đem ra phơi để sử dụng. Loại phân bón này giàu dinh dưỡng và chất mùn cho đất trồng rau.
Tỷ lệ trộn đất trồng rau
Khi trộn đất sạch cho cây bạn cần lưu ý tỉ lệ giữa các phần để đảm bảo phù hợp với tập tính cây. Dưới đây là tỷ lệ trộn đất trồng dành cho một vài loại cây nhất định:
- Trộn đất cho cây cảnh, cây bonsai: đất đồi núi 45%, phân chuồng và mùn 35% và 20% đất ở vườn.
- Trộn đất trồng hoa: Đất mục 40%, đất đồi núi 30%, tro 10% và 20% cát.
- Trộn đất trồng cho các loại rau sạch: đất ở vườn 30%, đất đồi núi 30%, phân chuồng 20%, 10% tro và 20% cát.
Riêng khi trồng rau mầm, rau sạch hay trồng hoa theo mùa vụ ở sân thượng, ban công thì bạn có thể tự điều chỉnh loại phân phù hợp để cho cây. Hoặc có thể sử dụng thêm giá thể thay thế tỉ lệ đất trồng rau.
Những loại đất trồng cây phổ biến hiện nay
Trên thị trường có rất nhiều đất dinh dưỡng trồng cây mà không phải ai cũng biết. Dưới đây là các loại đất phổ biến mà chúng tôi muốn giới thiệu:
Đất thịt trồng cây
Đất thịt là đất phổ biến nhất hiện nay, có 25 đến 50% là cát, 30 đến 50% là mùn và 20 đến 30% là sét. Vậy đất thịt trồng cây gì? Đất nhẹ, có độ phì nhiêu cao, giàu dinh dưỡng, có độ thấm nước và điều hòa không khí tốt nên đất thịt phù hợp với hầu hết các loại cây trồng: trồng rau mầm, rau sạch, trồng hoa,…
Ưu điểm:
- Do gồm cát, mùn và sét nên đất mềm, nhẹ
- Có thể phù hợp trồng rau mầm, trồng rau sạch, ươm hạt giống.
- Có thể nén thành khối và không bị vỡ
Nhược điểm của đất thịt:
- Dễ vị vỡ vụn.
- Dễ bị ngập úng nếu tưới quá nhiều nước.
Đất cát
Nếu đất thịt là đất trung gian đất cát và đất sét, trung hòa giữa hai loại thì đất cát chủ yếu là cát. Với 80 – 100% là cát, còn khoảng 20% còn lại là mùn và sét. Đất cát là đất khô, có các hạt cát rời rạc với kích thước từ 0.05 đến 2mm. Đất cát trồng cây gì? Đất cát phù hợp để trồng hoa hay trồng rau mầm, có thời vụ ngắn.
Ưu điểm:
- Nhờ vào các hạt cát thô nên có thể thấm và thoát nước tốt. Là đất trồng rau phù hợp cho những loại cây rau không ưa nước.
- Là đất trồng rau dễ cày bừa và ít tốn thời gian.
- Thoáng khí và có các nhiều vi sinh vật tốt.
Khuyết điểm:
- Dự trữ nước cũng như hấp thụ chất dinh dưỡng kém.
- Nếu đất khô thì sẽ rời rạc, còn đất ướt thì dính và bí chặt.
- Chất hữu cơ có trong đất thường dễ bị phân giải nên đất cát thường nghèo mùn.
Đất sét trồng cây
Đất sét là đất dẻo và dính khi ướt, gồm 0 – 45% là cát, 0 – 45% là mùn và 50 – 100% là sét với các hạt sét mịn, hạt mùn từ 0.002 – 0.005mm. Khác với đất cát, đất sét lại khó thấm nước và nhiều mùn hơn, ít bị rửa trôi nên giàu dinh dưỡng. Phù hợp để trộn giá thể, hoặc ươm trồng rau mầm, trồng rau sạch đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Ưu điểm:
- Cung cấp các tỷ lệ mùn cao, ổn định nhiệt độ tốt.
- Giữ nước tốt và chứa nhiều chất keo nên có khả năng giữ phân hiệu quả.
- Là đất trồng rau ít bị rửa trôi nên giàu dinh dưỡng.
- Chứa nhiều keo.
Khuyết điểm:
- Nghèo chất hữu cơ nên trồng rau tốn nhiều công sức trong việc làm đất.
- Khó thấm nước
- Dễ bị nứt nẻ, hạn hán nếu như không bổ sung nước đều đặn.
Đất đen trồng cây
Đất đen là đất bề mặt ở ruộng vườn, chứa khoảng 2 – 4% mùn và đạm, nghèo nito. Đất đen có bề dày tính từ trên xuống là khoảng 20 – 80cm, giàu dưỡng chất. Chính vì chứa dưỡng chất cao nên phù hợp làm đất trồng rau sạch, ươm hạt giống.
Ưu điểm:
- Là đất trồng rau giàu dinh dưỡng với lượng mùn, đạm và lân cao (tỷ lệ 70/100).
- Giữ ẩm tốt, có độ màu mỡ cao, có thể thay thế phân bón hóa học mà vẫn an toàn cho cây và cho người khi dùng rau trên đất này.
Khuyết điểm:
- Giá thành cao.
Đất đỏ bazan
Đất đỏ là đất có tầng hữu cơ kém, chứa nhiều mùn, đất thường có màu đỏ hoặc đỏ gạch. Chứa nhiều chất vô cơ và oxit nhôm cao.
Ưu điểm:
- Là đất trồng rau thấm nước tốt, thoáng khí cao.
- Chứa nhiều chất vi sinh hữu ích.
Khuyết điểm:
- Đất không được phì nhiêu như đất phù sa.
- Hàm lượng hữu cơ kém.
Đất phù sa
Đất phù sa là đất được hình thành từ đất thịt và đất mùn, tiến hóa chậm do sự phong hóa của đá và phân hủy của xác động thực vật. Đất phù sa là đất giàu dinh dưỡng, thích hợp dành cho canh tác, trồng rau sạch, rau mầm và các loại cây ăn quả. Đất phù sa gồm 80% đất thịt, 10% cát non và 10% còn lại là mùn mục.
Ưu điểm:
- Giúp cây hút chất dinh dưỡng nhanh từ đó kích thích cây sinh sôi.
- Đất phù sa thường xốp, thoáng khí, giàu dưỡng chất do có lượng Mg, Ca cao.
- Gồm nhiều loại hữu cơ, vi sinh, chất khoáng, vô cơ và vi sinh vật,… cây phát triển.
- Sử dụng làm chất nền cho các loại thực vật bám rễ, giàu dinh dưỡng và hút nước tốt hơn.
Đất hữu cơ trồng cây
Đất hữu cơ là đất 100% từ thiên nhiên bằng cách sử dụng than bùn, vỏ cây hay lá khô. Đất hữu cơ thường dùng để làm nền trồng các loại rau hay cây cảnh.
Ưu điểm:
- Giúp bổ sung khoáng chất, tăng thêm độ tơi cho rễ cây.
- Chất cơ giới trung tính, không chứa nhiều thịt hay sét như các loại đất khác.
- Phù hợp sử dụng khi mới trồng rau mầm, rau sạch, an toàn cho người sử dụng.
Khuyết điểm:
- Thoát nước kém nên dễ bị thừa nước nếu mưa dài ngày.
Đất vô cơ
Đất vô cơ là đất bao gồm đất sét, xỉ than, có trọng lượng nặng, là đất sạch, giàu dinh dưỡng và dưỡng chất. Phù hợp để ươm hạt giống, làm giá thể hay sử dụng đất trồng rau sạch, rau mầm.
Ưu điểm:
- Có cấu trúc dạng hạt nên có thể sử dụng lâu dài mà không bị dã thành bùn.
- Giàu dinh dưỡng cho cây trồng.
Đất chua
Đất chua là đất chứa nhiều axit, chứa ion H+ hoặc ion sắt nhiều, khiến đất bị chua, có độ pH cao và ngày càng suy kiệt. Nguyên nhân khiến đất chua là do bị rửa trôi bởi nước mưa, do sự phân giải các chất hữu cơ hoặc do trồng nhều vụ trong năm.
Khuyết điểm:
- Khác với đất sạch trồng rau, đất chua có độ pH cao, chứa nhiều mầm bệnh, khiến đất ngày càng suy kiệt.
- Không phù hợp hợp để trồng rau, mà nên cải tạo làm sạch đất bằng việc bổ sung dinh dưỡng.