Cây bìm bịp là cây thuốc nam quý, thần dược trong điều trị ung thư, viêm gan, chữa gãy xương. Cùng tìm hiểu công dụng, hình ảnh cây bìm bịp như thế nào, có công dụng gì trong bài viết dưới đây.
Đặc điểm cây bìm bịp
Bìm bịp được biết đến như là “thần dược” trong điều trị ung thư, viêm gan, vàng da, chữa gãy xương, đau nhức xương khớp, giúp ổn định huyết áp và nhiều công dụng tuyệt vời khác.
Cây còn có tên gọi là : Dây bìm bịp, cây xương khỉ, ưu độn thảo, cây mảnh cộng, lá cầm, có Tên khoa học: Clinacanthus Nutans, bìm bịp là cây thuộc Họ Ô rô.
Bìm bịp là loài thực vật có hoa, thân và lá được dùng làm thuốc. Nó sử dụng nhiều trong y học cổ truyền Thái Lan, Malaysia, Trung Quốc và hiện nay là Việt Nam.
Với nhiều tác dụng quý, bìm bịp được xem là “thần dược” đối với sức khỏe. Đặc biệt là trong phòng ngừa, hỗ trợ điều trị u bướu và giúp xương gãy mau liền lại.
Đặc điểm nhận dạng
Cây bìm bịp thường mọc thành bụi, có thân nhỏ hình trụ, cao khoảng 2 – 3 m. Thân cây khi khô sẽ chuyển thành màu vàng. Lá nguyên, cuống ngắn, đỉnh nhọn, mặt màu xanh thẫm và hơi nhẵn. Lá non thường được dùng để nấu canh ăn, lá khô thường được dùng để làm bánh do có mùi thơm đặc trưng.
Hoa bìm bịp có màu đỏ hay hồng, rủ xuống ở ngọn và bao phấn vàng xanh. Quả cuống ngắn, hình chùy, độ dài khoảng 1.5 cm. Bên trong quả có chứa 4 hạt.
Mời bạn đọc cùng xem một số hình ảnh cây bìm bịp trong tự nhiên:
Cây bìm bịp nhìn bên ngoài khá giống với một cây thuốc khác, đó chính là cây hoàn ngọc. Nhiều người thường nhầm lẫn 2 cây thuốc này. Phân biệt chúng như sau:
- Toàn bộ thân và lá bìm bịp đều có màu xanh, hoa màu đỏ đặc trưng giống như mào gà, đài hoa cao, thân cây mà đỏ sẫm, cứng cáp và vững chắc.
- Hoàn ngọc không có hoa, thân cây nhỏ, mềm và yếu hơn bìm bịp, loại hoàn ngọc đỏ có mặt dưới lá màu đỏ nên rất dễ phân biệt.
Phân bố, thu hoạch và chế biến
Phân bố: Bìm bịp là loài cây mọc hoang ở khắp các vùng nông thôn châu Á, trong đó có Việt Nam.
Thu hoạch: Có thể thu hoạch cây thuốc bìm bịp quanh năm (ra hoa vào mùa xuân và kết trái vào mùa hạ). Hầu hết các bộ phận của cây đều được tận dụng để chế biến món ăn hoặc làm thuốc.
Chế biến: Cây được dùng tươi hoặc phơi khô. Nếu muốn bảo quản dược liệu được lâu, người ta đem bìm bịp sơ chế sạch, sau đó phơi hoặc sấy khô để dùng dần.
Thành phần hóa học
Nhiều nghiên cứu cho thấy dây bìm bịp chứa hàm lượng dưỡng chất rất cao như: vitamin, muối khoáng, chất kháng khuẩn, flavonoid, tanin, glycosid,…
Ngoài ra loài cây này cũng chứa rất nhiều chất xơ, canxi, đạm và chất béo vừa phải,… giúp cơ thể khỏe mạnh cũng như phòng ngừa được nhiều bệnh lý nguy hiểm.
Cây bìm bịp có tác dụng gì?
Trong y học, cây bìm bịp mang lại những công dụng tốt cho sức khỏe như:
- Tác dụng điều trị đau nhức xương khớp.
- Chữa gãy xương, giúp mau liền xương.
- Tác dụng mát gan, hỗ trợ điều trị viêm gan, vàng da, giúp lợi mật.
- Công dụng hỗ trợ điều trị viêm xoang.
- Tác dụng hỗ trợ điều trị ung thư hiệu quả.
Cụ thể như sau:
Trong Đông Y
Theo Đông y, cây thuốc bìm bịp có vị ngọt, tính bình. Cây thường sử dụng để giải độc, thanh nhiệt, làm mát cơ thể hiệu quả.
Không chỉ vậy, người ta còn dùng loài cây này để điều trị bệnh tiểu đường, tụ máu, phong tê thấp, vàng da, thiếu máu, bong gân và bảo vệ xương khớp,…
Loài cây này thường được người Thái Lan dùng trong các trường hợp bị rắn và bọ cạp cắn.
– Trong Tây y
Những thử nghiệm y học lâm sàng đã chứng minh, bìm bịp có chứa các flavonoid, cerebrosid, glycosid, glycerol,… Theo Tiến sĩ, Bác sĩ CKII Nguyễn Thị Vân Anh, những chất này có có tác dụng làm chậm và kìm hãm quá trình phát triển của tế bào ung thư, kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân. Đây là lợi ích nổi bật nhất trong rất nhiều công dụng trị bệnh của cây, được dùng để hỗ trợ chữa ung thư hiệu quả.
Bên cạnh đó, các vitamin, khoáng chất, chất béo, chất xơ trong thảo dược giúp cơ thể tăng sức đề kháng, hỗ trợ điều trị các bệnh viêm họng, viêm dạ dày. Ngoài ra nó cũng giúp lưu thông máu máu, cải thiện huyết áp, phục hồi chức năng gan.
Không chỉ được sử dụng dưới dạng trà (cây khô), hiện nay, nhiều dược phẩm chiết xuất từ vị thuốc bìm bịp đang được nghiên cứu và cho ra đời.
Cách dùng, liều dùng cây bìm bịp
Nấu nước uống:
Bên cạnh dùng ở dạng tươi để làm rau ăn, có thể đem bìm bịp phơi khô rồi hãm lấy nước uống. Liều lượng: Mỗi ngày sử dụng 30 – 40 gam cây khô.
Ngâm rượu:
Ngoài ra, cũng có thể sử dụng bìm bịp để ngâm rượu: Thái lát thân cây rồi đem sao vàng hạ thổ. Sau đó cho vào rượu 40 độ và ngâm khoảng 3 tháng trở lên.
Liều lượng: Mỗi ngày dùng 30ml.
Sử dụng ngoài da:
Bạn cũng có thể dùng nước thuốc để bôi ngoài da giúp giãn cơ, giảm viêm, tiêu sưng. Hoặc giã nát lá tươi rồi đắp trực tiếp lên vết thương hở, búi trĩ để giúp vết thương mau lành.