Cây liễu được trồng ở các khuôn viên làm bóng mát và tạo không gian rất đẹp và thơ mộng, là một trong những loại cây có sức bền, dẻo dai mà lại uốn theo các hình khác nhau được. Vậy các bạn đã biết bao nhiêu loại cây liễu hay cũng TDBM tìm hiểu nhé !
Ýnghĩa của cây liễu
Cây liễu có ý nghĩa rất đặc biệt tượng trưng cho sự mạnh mẽ, kiên cường. Dù ở bất kỳ điều kiện thời tiết, khí hậu khắc nghiệt hay đất đai cằn cỗi cây liễu vẫn vươn mình xanh tốt với những tán lá xanh rợp trời. Những cành liễu rũ xuống như đang khóc mang một nét buồn sầu khó tả nhưng vẫn đứng vững chịu đựng mọi thử thách của cuộc đời.
Màu lá xanh tượng trưng cho sự hài hoà, cân bằng giữa mọi bão tố. Hình ảnh cây liễu như tiếp thêm sức mạnh cho con người, chúng mang đến cho chúng ta cảm giác thân thuộc, truyền cảm hứng cho sự hy vọng. Và hơn thế nữa ý nghĩa cây liễu còn có khả năng từ bỏ nỗi đau, sự buồn bã để mạnh mẽ, trưởng thành và táo bạo hơn trong cuộc sống.
Đặc điểm và phân loại cây liễu
Trên thế giới Có hơn 400 loài liễu,và mỗi loài có một nét đặc trưng, màu sắc, cách chăm sóc khác nhau.Vậy nên, tuỳ vào sở thích của mỗi người mà cách lựa chọn liễu cũng khác nhau. Hãy tham khảo một vài loài liễu dưới đây để có thể lựa chọn cho mình một cây liễu thích hợp nhất.
Cây dương liễu
Dương liễu còn được gọi là cây phi lao, thuộc họ Casuarina có nguồn gốc từ Trung Quốc và rông rất phổ biến ở nước ta hiện nay.
Cây dương liễu được trồng nhiều ở các công viên hoặc ven hồ chúng ta có thể bắt gặp hình ảnh cây dương liễu cao từ 3m đến 15m với phần tán cây rũ xuống đất. Người ta thường trồng loài cây này để tạo cảnh quan môi trường thêm xanh và để cây cho bóng mát.
Đây là một trong những loài liễu rất dễ trồng, chúng có khả năng chịu hạn tốt. Tuy nhiên nếu chúng được trồng ở khu vực khí hậu nhiệt đới và có chế độ chăm sóc tốt, cây sẽ phát triển nhanh với màu lá vô cùng bắt mắt.
Cách chăm sóc cây dương liễu
Nên trồng cây dương liễu ở nơi có nhiều ánh sáng mặt trời, thoáng đãng. Chú ý tưới nước thường xuyên trong khoảng thời gian đầu mới trồng 1 lần/ngày, sau khi cxây cứng cáp hơn thì mật độ tưới nước có thể giảm dần.
Ngoài ra, khi cây xuất hiện những lá có dấu hiệu của sâu bệnh làm hại bạn cần tỉa chúng đi. Tỉa cành, lá thường xuyên cũng là một trong những cách giúp cây phát triển tốt hơn. Bạn có thể sử dụng những loại phân bón hữu cơ để cây hấp thụ được nhiều chất dinh dưỡng
Cây dương liễu bonsai
Đây là loài cây cảnh khá được ưu chuộng trong khoảng thời gian gần đây. Cây dương liễu được tạo thành nhiều thế khác nhau nên có tên gọi là cây dương liễu bonsai. Người ta thường tạo rễ buông và tạo cây dạng bè như quả bóng bàn rất độc đáo và lạ mắt.
Cách chăm sóc cây dương liễu bonsai
Nên thường xuyên bón phân cho dương liễu bonsai, lượng nước tưới cần vừa phải để tránh tình trạng cây bị ngậm úng dẫn đến hư rễ. Ngoài ra, bạn cần cân nhắc thời gian thay chậu cây và đất trong chậu để cây phát triển một cách tốt nhất
Cây sơn liễu
Cây sơn liễu là loài cây có nguồn gốc từ Châu Á thường được trồng trong các vườn cây của các hộ gia đình, công viên, lối đi, ban công,… Loài cây này thuộc dạng cây bụi, cây cảnh lá và có khả năng chịu được thời tiết khắc nghiệt.
Bạn có thể lựa chọn kích thước của cây khác nhau tuỳ vào diện tích của nơi bạn muốn trồng. Ngoài ra, loài cây này còn có khả năng chữa các bệnh về đường tiêu hoá cho con người.
Cây sơn liễu có thân màu nâu và dáng thấp, các cành thì dai và nhỏ mọc rũ xuống rất dễ để uốn tạo kiểu khác nhau. Lá cây ngắn nhỏ thường mọc so le nhau hoặc đối nhau.
Các bộ phận của cây kết hợp hài hoà với nhau tạo thành những hàng cây xanh rợp chúng ta thường thấy ở công viên hay ban công của các hộ gia đình. Nếu bạn là một người có niềm yêu thích với cây sơn liễu hãy tìm hiểu những đặc điểm cũng như cách thức chăm sóc để cây liễu phát triển một cách tốt nhất.
Cách chăm sóc cây sơn liễu
Cây sơn liễu là loài cây ưu ánh sáng, khi có ánh sáng cây sẽ xanh tốt và sinh trưởng tốt chính vì vậy bạn nên trồng nó ở những nơi có nhiều ánh sáng nhất. Nên trồng cây vào đất tơi xốp, vào mùa hè cây cần hấp thụ nước nhiều người trồng cần tưới nước 2 lần/ngày. Ngoài ra, bạn có thể lựa chọn phân bón hữu cơ, phân hoá học hoặc phân chuồng để bón cho loài cây liễu này.
Cây sơn liễu Thái
Chúng ta thường bắt gặp hình ảnh của những cây sơn liễu Thái tại sân vườn của nhiều gia đình. Dạng thân cây thuộc thân gỗ bụi, cây có nhiều cành và nhánh toả ra giúp không gian trở nên mát mẻ hơn vào những ngày hè oi bức. Đặc biệt đặt những chậu cây sơn liễu Thái trước cửa nhà theo quan niệm phong thuỷ sẽ giúp xua đuổi những điều không may mắn và lưu giữ được tiền bạc của cả gia đình.
Về chiều cao, loài cây này thường cao từ 0.5 đến 1m, hoa có màu nâu đỏ mọc ở nách lá thành từng chùm một. Cây sơn liễu Thái và cây sơn liễu có những đặc điểm gần giống nhau. Loài cây liễu này không những đem lại vẻ đẹp cho căn nhà của bạn mà còn mang một ý nghĩa tượng trưng cho sức sống mãnh liệt mà không phải loài cây nào cũng có.
Cách chăm sóc cây sơn liễu Thái
Bạn có thể trồng cây sơn liễu Thái ở dưới những tán cây, lượng nước tưới cần cung cấp của cây trung bình. Thường xuyên cắt tỉa để cây được phát triển một cách toàn diện nhất.
Cây liễu rũ
Cây liễu rũ có tên khoa học là Salix sepulcralis, được trồng ở khắp mọi nơi để làm cây cảnh. Đây là giống cây lai ghép giữa 2 loài: liễu trắng ở Châu Âu và thuỳ liễu ở Trung Quốc tạo nên một vẻ đẹp rất riêng. Sở dĩ người ta hay gọi loài cây này là cây liễu rũ Trung Quốc bởi chúng có nguồn gốc từ đất nước này.
Hình ảnh những hàng cây liễu rủ xuống bên các hồ nước như hình ảnh người con gái u sầu, buồn bã nhưng vẫn mạnh mẽ, kiên cường vượt qua mọi khó khăn của cuộc đời. Nhiều người lại liên tưởng, những cành liễu rũ xuống như mái tóc người con gái dịu dàng, thiết tha, mê đắm.
Hình dáng lá đa dạng: có thể là thuôn dài, ovan hoặc tròn khác nhau. Các lá mọc so le với nhau, màu lá xanh ngắt tạo cảm giác không gian mát mẻ, thoáng đãng mang lại cảm giác thoải mái cho người nhìn.
Loài cây liễu rũ rất dễ trồng và có sức sống mãnh liệt, nó có thể lên rễ từ những cành gãy hay những cành triết trong đất ẩm. Theo một số tài liệu cổ đại, bộ phận lá và vỏ thân cây có thể chữa được một số bệnh như sốt và đau nhức cơ thể
Cách chăm sóc cây liễu rũ
Chọn những cành, nhánh khoẻ và không có sâu bệnh để trồng. Về phần đất, người trồng cần trộn thêm xơ dừa và phân hữu cơ để cây sinh trưởng tốt hơn. Chọn phân bón phù hợp cho cây như dùng phân rong biển kết hợp với phân vi sinh.
Đặc biệt, chế độ tưới nước cũng vô cùng quan trọng trong đặc điểm chăm sóc cây liễu rũ vì đây là một loài cây ưu nước. Nên thường xuyên kiểm tra đổ ẩm của đất để đảm bảo cây phát triển một cách bình thường.
Cây liễu hồng
Các căn nhà vườn thường được trồng rất nhiều loại cây cảnh khác nhau, cây liễu hồng là một trong số những loài cây được các tín đồ mê cây cảnh lựa chọn cho khu vườn của mình. Vậy vì sao cây liễu hồng lại được ưu chuộng như vậy? Hoa liễu hồng nở quanh năm, với sắc hồng tạo cảm giác nhẹ nhàng nhưng không kém phần đằm thắm nổi bật giữa những cành lá xanh ngắt khiến tất cả mọi người phải chú ý.
Ý nghĩa của cây liễu hồng tượng trưng cho sự tươi mới, niềm vui và mang đến sự hứng khởi cho tất cả mọi người trong cuộc sống. Bạn có thể trồng chúng ở trước ban công nhà, lối đi vào nhà hay trong khu vườn của gia đình.
Cách chăm sóc cây liễu hồng
Cây liễu hồng không kén đất những mà bạn nên trồng liễu hồng ở đất thịt, màu mỡ và tơi xốp để cây sai hoa. Ngoài ra, tuỳ thuộc vào nơi bạn trồng cây để có chế độ tưới nước phù hợp nhất. Nếu bạn trồng chúng ở đất trong vườn thì 1 tuần có thể tưới 1 lần, nếu trồng ở trong chậu thì nên tưới 2 -3 lần 1 tuần. Với cách chắm sóc đơn giản như vậy bạn đã có được những hàng cây liễu hồng tươi tắn trong khuôn viên nhà.
Cây liễu đỏ
Nếu bạn là một người thích sự nổi bật, rực rỡ thì cây liễu đỏ là một sự lựa chọn hoàn hảo. Cây hoa liễu đỏ hay còn gọi là cây tràm bông đỏ hoặc cây tràm liễu. Có phần thân khá cao, chiều cao của loài cây này thường từ 7 đến 8m. Phần vỏ thân sần sùi, cành của cây to và rũ xuống.
Phần lá thuôn dài, thon có màu sắc thay đổi theo thời gian và có mùi hương thơm đặc trưng như mùi hương tràm. Hoa mọc thành chùm dài và thẳng xuống có màu đỏ rất nổi bật. Cây có thể thích nghi với nhiều điều kiện khi hậu khác nhau nên được trồng rộng rãi ở khắp mọi nơi.
Cách chăm sóc cây liễu đỏ
Cần cung cấp đủ lượng nước cho cây liễu đỏ trung bình 1 lần/ ngày. Ngoài ra, bạn cần thường xuyên kiểm tra độ ẩm của đất, bón phân 1 năm 1 lần và phòng trừ những sâu bệnh để cây có thể sinh trưởng và phát triển một cách tốt nhất.
Cây sơn liễu bonsai
Cây sơn liễu bonsai có thân cây thuộc dạng bụi thấp, cành nhiều nhánh dài và khá mềm. Lá có hình bầu dục, thuôn mặt dưới hơi ánh trắng và mặt trên có màu xanh. Cây có quả tuy nhiên quả khá nhỏ thường xuất hiện vào khoảng tháng 5.
Cách chăm sóc cây sơn liễu bonsai
Cây có khả năng thích nghi khá tốt nên không cần phải chăm sóc nhiều. Chỉ cần người trồng thường xuyên tỉa lá và cành để cây bị hư và tưới một lượng nước vừa đủ.
Cây liễu bông thủy sinh
Đây là loài cây khá giống với cây thông có thân hình mỏng manh và mềm, tán lá mọc theo từng đốt. Cây liễu bông thuỷ sinh có thể dễ dàng thích nghi với các điều kiện khí hậu hay đất đai khác nhau. Bạn có thể trồng chúng ở trên cạn hoặc dưới môi trường nước.
Cách chăm sóc cây liễu bông thuỷ sinh
Chỉ cần người trồng đáp ứng ánh sáng và các chất dinh dưỡng cần thiết ở mức trung bình là cây đã có thể phát triển. Sở dĩ cây liễu bông thuỷ sinh sinh trưởng và phát triển rất khoẻ nên bạn có thể cắm một phần thân có lá xuống đất sau một khoảng thời gian sẽ có rễ mọc ra.
Cây liễu tường hoa đỏ
Liễu tường hoa đỏ thuộc dạng thân cây leo thường mọc thành từng cụm, hoa của chúng nhìn như hình pháo. Chúng ta có thể bắt gặp hình ảnh những hàng cây liễu tường hoa đỏ tại các công viên hoặc ven đường phố. Ngoài ra, bạn có thể dụng thân cây này làm thuốc trị ho rất hiệu quả.
Cách chăm sóc cây liễu tường hoa đỏ
Cách chăm sóc cây liễu tường hoa đỏ rất dễ, chỉ cần người trồng tưới đủ lượng nước để đất luôn giữ độ ẩm. Ngoài ra, người trồng cần lưu ý nên trồng loài cây này ở nơi có không gian rộng, nhiều ánh sáng để cây phát triển và sinh trưởng tốt hơn.
Cây liễu trắng
Cây liễu trắng là loài cây có nguồn gốc xuất xứ từ Châu Âu, loài cây này có một đặc điểm thích hợp trồng ở các khu vực có đất ẩm ướt như bờ sông, bờ hồ hay các đầm lầy. Liễu trắng mang đến rất nhiều lợi ích cho con người. Chúng không những tạo bóng mát mà còn có thể chữa được rất nhiều bệnh như: sốt, các bệnh về khớp, cầm máu,…
Cách chăm sóc cây liễu trắng
Cây liễu trắng là loài ưu ánh sáng chính vì vậy bạn cần trồng chúng ở nơi có nhiều ánh sáng mặt trời. Cần tiến hành xới đất và làm cỏ cho gốc 2 – 3 lần/năm đồng thời bón thúc 1 lần/năm để lá cây luôn xanh tốt.
Cây liễu sam
Cây liễu sam hay còn có tên gọi khác là cây bách Nhật Bản, thuộc cây thân gỗ lớn và có lá màu xanh. Loài cây này thường được trồng nhiều các đền miếu với thân cây to lớn ấn tượng. Liễu sam được xem là quốc thụ tại Nhật Bản mang một biểu tượng trang nghiêm, uy nghi.
Cách chăm sóc cây liễu sam
Cây liễu sam là loài liễu ưu khí hậu khô và lạnh. Bạn không cần phải thường xuyên tưới nước cho cây tuy nhiên phải đảm bảo đất trồng giữ được độ ẩm. Nên trồng liễu sam ở đất tơi xốp và giàu chất dinh dưỡng để cây nhanh lớn.
Cây liễu hai da
Cây liễu hai da hay còn có tên gọi khác là cây dị liễu, thuộc cây gỗ nhỏ và cây có chiều cao khoảng 1m rất dễ trồng. Thân cây có màu tía, lá có hình bầu dục ngược và mọc đối xứng nhau. Mùa hoa liễu hai da nở là vào khoảng tháng 5, cây được trồng để làm cảnh trong vườn các gia đình hoặc dùng lá để làm thuốc chữa bệnh.
Cách chăm sóc cây liễu hai da
Đây là loài cây có khả năng chịu nhiệt độ cao tốt và ít xuất hiện sâu bệnh. Cây liễu hai da có thể thích nghi với mọi môi trường sống. Loài cây này cần cung cấp một lượng chất dinh dưỡng cao vì vậy bạn cần phải thường xuyên bổ sung chất dinh dưỡng hữu cơ cũng như phân bón hoá học.
Cây liễu âm dương
Cây liễu âm dương hay còn có tên gọi khác là cây đơn mặt trời. Sở dĩ loài cây có tên gọi như vậy là do phần mặt dưới của lá có màu đỏ và phần mặt trên của lá có màu xanh. Thân của cây này khá nhỏ, chiều cao trung bình khoảng 1m. Lá có khía răng cưa nhỏ, hoa của liễu âm dương thường mọc ở cành hoặc nách lá.
Cách chăm sóc cây liễu âm dương
Cây liễu âm dương là loài liễu khá hiếm ở nước ta. Tuy nhiên cách chăm sóc loài liễu này không hề khó chỉ cần bạn cung cấp đủ lượng nước cần thiết và trồng chúng ở điều kiện ánh sáng tốt.
Cây liễu có ý nghĩa phong thuỷ như thế nào
Cây liễu đã xuất hiện trong câu chuyện dân gian và nghệ thuật của người Châu Á xưa. Theo quan niệm của người Trung Quốc cổ đại, họ tin rằng cây liễu có khả năng xua đuổi được tà ma. Chính vì vậy, loài cây này thường được trồng trước cửa nhà để xua đuổi đi tà khí, những điều xui xẻo.
Bạn nên lưu ý khi trồng cây liễu: đúng hướng đúng vị trí
Nếu bạn trồng cây liễu ở trước cổng nhà thì sẽ xua đuổi được tà ma, cân bằng âm dương, ngược lại nếu bạn trồng cây liễu đằng sau nhà âm khí sẽ càng nặng thêm. Hãy trồng cây liễu đúng hướng đúng cách để vận may gõ cửa nhà bạn