Giới thiệu về cây thông
Cây thông là loại cây thân gỗ quả nón nổi tiếng và có giá trị thương mại cao, là biểu tượng của Lễ Giáng Sinh, lễ năm mới ở châu Âu và có rất nhiều loại họ thông khác nhau. Những thông tin về các loại cây thông cũng như ý nghĩa, tác dụng và đặc điểm của chúng đều có cả ở trong bài viết này.
Đặc điểm chung của cây thông
Họ thông có tên khoa học là Pinaceae, thuộc bộ thông cùng họ với tùng, tuyết tùng, thủy tùng và tùng la hán. Đây là loài rất đa dạng với từ 220-250 loại cây thông khác nhau. Đặc điểm chung của các cây này là thân gỗ, có nhựa thơm và các tán lá tạo thành hình tháp. Cây thông gỗ sống rất thọ từ 100 lên đến tận 1000 năm. Chiều cao các loài khác biệt khá lớn từ 2-100m.
Phân bố: Cây thông chủ yếu sinh trưởng tại các vùng ôn đới ở bắc bán cầu. Tuy nhiên các vùng nhiệt đới và hàn đới cũng tìm thấy cây này. Các khu vực như tây nam Trung Quốc, Mexico, miền trung Nhật bản hay California có sự đa dạng các loài thông nhiều nhất.
Vỏ cây thông khá dày, có màu nâu đỏ nhạt và có những vết nứt dọc thân cây. Gỗ thông có màu vàng cam, mềm, có mùi thơm nhẹ nên được dùng làm đồ gia dụng.
Các cành thông mọc đối hoặc vòng xoắn; lá thông có hình kim, hình dải hoặc hình vẩy xếp theo đường xoắn ốc hoặc thành cụm trên đầu cành ngắn. Lá cây thông khi sờ có cảm giác khô, cứng, đầu lá sắc nhọn.
Quả thông có vỏ cứng, hình trái xoan, hạt mềm ăn được. Hạt thông rất giàu dinh dưỡng và nằm trong thực đơn ăn uống của các nước châu Âu.
Phân loại cây thông
Ở phần trên TDBM đã nhắc đến có hàng trăm loại cây khác nhau thuộc họ thông.Vậy nên dưới đây sẽ chỉ liệt kê một số loại phổ biến và được sử dụng nhiều nhất.
Thông đất
Cây thông đất hay cây thạch tùng răng cưa hoặc cây chân sói, cây râu rồng đều là tên gọi của loại cây này. Tên khoa học của cây thông đất là Lycopodiella cernua và là loại dược liệu quý mọc ở các vùng cao nguyên đá miền Bắc.
Nếu bạn không biết cây thông đất mọc ở đâu thì có thể lên các vùng Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Giang để tìm nhé. Các thầy lang ở đây sẽ sẵn lòng chỉ bạn cách trồng cây thông đất và cách sử dụng cây thông đất đấy.
Khác với những giống cây thông còn lại, thông đất là loại cây thân thảo cao từ 30-50cm. Lá cây nhỏ, màu xanh nhìn như những chiếc gai.
Bạn sẽ bất ngờ khi biết cây thông đất có tác dụng gì. Bởi đây là một loại dược liệu tuyệt vời chữa được rất nhiều bệnh. Cách sử dụng cây thông đất cũng không hề khó. Bạn chỉ cần sắc thuốc từ cây thông đất là đã có thể sử dụng.
Cây thông đất có tác dụng chống viêm tốt nên có thể trị viêm gan, phong thấp, ho mãn tính,… Khả năng điều trị bệnh Alzheimer của cây thông đất thậm chí còn tốt hơn một số loại thuốc tây hiện nay. Các loại bệnh về não như suy giảm trí nhớ, teo não đều có thể được chữa khỏi bằng cây này.
Hiện nay chủ yếu người ta thường mua cây thông đất khô về để làm thuốc trị bệnh. Giá cây thông đất rơi vào khoảng từ 200-300 nghìn đồng. Tùy theo chất lượng và thời điểm mà giá cây thông đất có thể biến động vài trăm nghìn.
Thông đỏ
Cây thông đỏ có rễ cọc kém phát triển. Đây là một trong những loài thực vật phát triển chậm và sống lâu nhất thế giới. Khi trưởng thành cây có thể cao tới 35m và đường kính thân cây trung bình là 1m.
Được tìm thấy ở tỉnh Lâm Đồng, cây thông đỏ là một loại dược liệu cực kỳ quý hiếm đang nằm trong sách đỏ. Cây thông đỏ tại Việt Nam hiện chỉ còn một số lượng rất ít. Có tên khoa học là Taxus wallichiana, cây thông đỏ có giá rất cao và đang bị khai thác cạn kiệt.
Hầu như toàn bộ các phần của cây đều có độc. Nhưng vỏ và lá cây thông đỏ có chứa chất điều trị bệnh ung thư. Người ta thường thu thập lá và vỏ cây này làm thuốc hóa trị điều trị bệnh ung thư.
Thông ba lá
Cây thông ba lá có tên khoa học là Pinus kesiya. Là cây thân gỗ lớn, vỏ cây màu nâu xám, tán cây có hình trứng rộng. Lá cây hình kim màu xanh ngọc, mỗi đầu cành ngắn có 3 lá nên cây mới được gọi là thông 3 lá.
Ở nước ta cây thông 3 lá mọc chủ yếu ở cao nguyên Langbiang. Cây có thể cho nhựa để chế tinh dầu thông. Gỗ thông để dùng trong xây dựng và đóng đồ gỗ gia dụng. Cây thông 3 lá cũng được dùng làm dược liệu trị viêm nhiễm và gãy xương.
Thông Đà Lạt
Cây thông Đà Lạt hay còn được biết đến với cái tên thông năm lá. Có tên khoa học Pinus dalatensis, đây là loài thực vật đặc hữu chỉ phân bố tại Việt Nam. Cây được tìm thấy tại các tỉnh Lâm Đồng, Tây Nguyên, Thừa Thiên Huế, Đắc Lắc.
Cây thông Đà Lạt thuộc loại cây thân gỗ to, các tán có hình nón thưa. Cây có thể cao lên đến hơn 30m với đường kính từ 0.6 – 0.8m. Lá cây màu xanh, dạng kim và mọc 5 lá ở đỉnh mỗi cành ngắn.
Người ta trồng cây thông Đà Lạt để lấy nhựa sản xuất tùng hương và tinh dầu thông. Gỗ cây thông Đà Lạt rắn chắc, có mùi thơm dễ chịu nên được dùng để khai thác gỗ làm đồ gia dụng.
Cây thông thảo
Cây thông thảo thuộc loại cây thân gỗ xốp cao từ 3-6m. Lá cây to, dài từ 30-90cm. Cây phân bố tại các khu vực ẩm ướt như Tuyên Quang, Cao Bằng, Lạng Sơn.
Dùng cây thông thảo làm thuốc có tác dụng lợi tiểu, chống viêm. Đặc biệt cây thông thảo lợi sữa nên được các gia đình có bà bầu tìm mua và sử dụng nhiều.
Ngoài những loại trên, còn một số giống thông như cây thông nhật bản, cây thông tuyết, cây thông đá,… cũng được trồng tại nước ta để làm cảnh.
Cây thông có ý nghĩa gì
Tuổi thọ của Cây thông từ 100 cho đến 1000 năm nên đây là loại cây đại diện cho sự trường thọ. Trồng cây thông bên nhà giúp cho các thành viên trong gia đình khỏe mạnh và sống lâu hơn.
Cây thông còn được biết đến như biểu tượng của sức mạnh, nội lực và lòng kiên định. Sống trong môi trường lạnh giá tuyết phủ quanh năm nhưng cây thông vẫn bền bỉ sống sót mà vẫn tươi xanh. Cây mang ý nghĩa về tinh thần kiên định, vững chắc và hiên ngang.
Tùy từng quốc gia mà cây thông được gắn cho những ý nghĩa và biểu tượng khác nhau. Trong đó phổ biến nhất là cây thông đại diện cho sự tái sinh, nam tính và loài cây của mùa đông đầy tuyết.
Công dụng của cây thông
Cây thông được trồng như một loại cây cảnh và trang trí trong nhà. Ở phương Tây người ta thường treo các món đồ trang trí lên cây thông và bày trong nhà trong những dịp lễ như một phần không thể thiếu. Hình ảnh cây thông noel đã trở nên quá quen thuộc với những khán giả xem truyền hình khắp thế giới.
Những loại thông có kích thước nhỏ và dáng đẹp được trồng như một loại cây để bàn khá độc đáo. Với màu xanh mát mắt, lá kim đẹp và hình tháp tự nhiên, cây có thể đặt tại các vị trí phòng khách, phòng ăn hay sảnh chờ tại các cơ quan. Chỉ với từ 100-200 nghìn đồng, bạn đã có thể sở hữu cho mình một cây thông cảnh mini đẹp để trang trí.
Nhựa thông được đem tạo thành tinh dầu thông và tùng hương. Đây là hai loại nguyên liệu để sản xuất các loại sơn. Gỗ thông cứng chắc, mùi thơm nên có thể khai thác làm đồ gia dụng.
Tinh dầu thông có tác dụng chống viêm và chống co thắt cũng như các bệnh ngoài da. Các sản phẩm từ cây thông giúp làm đẹp da, dễ ngủ, đen tóc và loại bỏ gàu.
Cây thông liệu có hoa ?
Theo Wiki và sách giáo khoa sinh học, cây thông không có hoa và quả vì nón thông không có nhị và nhụy , không có bầu nhụy chứa noãn để hình thành nên hoa đích thực. Cơ quan sinh sản của thông là nõn , nõn đực mang túi phấn , nõn cái mang các lá noãn,sau khi thụ tinh phát triển thành hạt, chưa có hoa , quả.
Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây thông
Cây thông lớn chậm nên thông thường người ta sẽ mua cây về trồng. Nên đào cây thông vào mùa đông khi cây đang trong quá trình ngủ đông. Sau khi chuyển cây thì nên để cây trong bóng mát và tưới phun sương cho cây.
Nên chọn loại đất trồng có đất cát hoặc đất sỏi, đất đồi để thoát nước tốt. Nếu có thể hãy sử dụng đất ở khu vực lấy cây về trồng. Lưu ý cây mới trồng không được bón phân, đặc biệt là phân hóa học. Bạn có thể bón phân hữu cơ cho cây vào mùa thu quanh gốc.
Là loài lá kim, cây thông không có nhu cầu về nước cao. Chỉ nên tưới khi thấy đất khô vè lá kim thoát nước kém, nếu tưới nhiều sẽ chết cây.