Hoa cẩm tú cầu – loài hoa của tình yêu

Không phải dễ thường mà người ta nhắc đến hoa cẩm tú cầu là loài hoa của tình yêu. Vậy thì sao, TDBM sẽ giúp các bạn giải đáp điều đó ở bài viết này nhé!

Giới thiệu chung về hoa Cẩm tú cầu:

Hoa cẩm tú cầu đẹp cả vẻ bề ngoài và ẩn sâu vẻ đẹp bên trong là ý nghĩa của chúng. Hoa cẩm tú cầu là những bụi cây cảnh phổ biến ở cả vùng ngoại ô và nông thôn, và ý nghĩa của chúng làm cho chúng trở thành một bông hoa hấp dẫn để thêm vào vườn của bạn. Vậy bạn đã biết gì về loài hoa này chưa,

Hoa cẩm tú cầu – Loài hoa mang nhiều ý nghĩa đặc biệt trong tình yêu và cuộc sống
Hoa cẩm tú cầu – Loài hoa mang nhiều ý nghĩa đặc biệt trong tình yêu và cuộc sống

Cẩm tú cầu (Hydrangea) hay còn được gọi với tên gọi khác là hoa cẩm tú, thuộc họ thực vật tú cầu (Hydrangeaceae). Có nguồn gốc từ Nhật Bản, sau này được nhân rộng phát triển và du nhập vào Việt Nam trong những năm gần đây.

Cẩm tú cầu là một loài hoa đẹp, dạng cây bụi, thân thẳng và ít cành nhánh. Loài hoa này có mặt nhiều ở vùng Bắc Mỹ và các nước châu Á. Hoa cẩm tú cầu có rất nhiều màu sắc như xanh, hồng, hồng tím, trắng… Hoa cẩm tú cầu là loại hoa không có hương thơm.

  • Tên gốc: Cẩm tú cầu
  • Tên khoa học: Hydrangea macrophylla
  • Tên tiếng Anh: Hydrangea

Nguồn gốc của hoa cẩm tú cầu

Xuất hiện đầu tiên từ các nước Đông Á (từ Nhật Bản đến Trung Quốc). Ngoài ra, cẩm tú cầu cũng mọc rất nhiều ở Nam Á, Đông Nam Á và cả ở châu Mỹ.

Có một điều rất quan trọng bạn phải biết! Đó là tất cả những bộ phận của loài hoa này đều có chứa những độc tố gây ra ngộ độc nếu lỡ ăn phải. Vậy nên, bạn tuyệt đối không được ăn bất cứ cái gì từ cẩm tú cầu nhé!

Ở Việt Nam, những cánh đồng hoa cẩm tú cầu Đà Lạt là địa điểm thu hút rất nhiều du khách.

hoa-cam-tu-cau-loai-hoa-doc-la-hiem-co-1
Hoa cẩm tú cầu

Đặc điểm của hoa cẩm tú cầu

Cẩm tú cầu là cây hoa thân mộc, hoa vô tính, lúc đầu hoa màu trắng sau biến dần thành màu lam hay màu hồng, màu hoa phụ thuộc vào độ PH của đất, cây ưa bóng râm ẩm thấp. Cẩm tú cầu được trồng rộng rãi trong các vườn hoa, vườn cảnh, đặc biệt được dùng làm hoa cưới. Cây có hoa đẹp rực rỡ khiến mọi người mê mẩn, tìm mua về trồng tại vườn nhà. Hoa cẩm tú cầu thể hiện sự thành tâm, lòng biết ơn, và những cảm xúc chân thành của mình đến một ai đó.

Đặc điểm hình thái:

  • Thân: là cây bụi, thân mềm, có màu xanh, phân nhánh nhiều.
  • Lá: Có màu xanh, mọc đối theo từng đốt trên thân, đơn giản, có cuống, mép lá hình răng cưa và đôi khi xẻ thùy
  • Hoa: cụm hoa có hình cầu tròn hoặc cụm hình cái ô mang nhiều hoa, mỗi bông hoa có cánh nhỏ, hoa cẩm tú cầu có nhiều màu sắc khác nhau như màu xanh, hồng, trắng…tùy theo độ PH của đất.
  • Rễ : chùm

Đặc điểm sinh lý, sinh thái:

  • Tốc độ sinh trưởng: khá nhanh chóng.
  • Phù hợp với: môi trường ẩm, khí hậu mát mẻ.
hoa-cam-tu-cau-loai-hoa-doc-la-hiem-co-2
Hoa cẩm tú cầu

Đặc điểm sinh trưởng

  • Cẩm tú cầu có tốc độ sinh trưởng khá nhanh và khỏe.
  • Là loài cây ưa ẩm, phù hợp với những nơi có khí hậu mát mẻ, nhiệt độ thấp điển hình như Đà Lạt.
  • Hoa cẩm tú cầu có thể ra quanh năm, nhưng mùa nở rộ nhất thường vào mùa xuân.

Ý nghĩa của hoa cẩm tú cầu

Nguồn gốc của hoa cẩm tú cầu
Nguồn gốc của hoa cẩm tú cầu

Tính biểu tượng của hoa

Ở Nhật Bản, hoa có truyền thống lịch sử đằng sau nó liên quan đến lời xin lỗi và biết ơn. Một hoàng đế cho là đã cho hoa cẩm tú cầu cho một người con gái anh yêu thương như một lời xin lỗi cho việc bỏ rơi cô khi những việc khác đã thu hút tất cả sự chú ý của mình. Người trồng hoa đương đại ở Nhật Bản sử dụng nó để đại diện cho những cảm xúc chân thật và yêu thương bởi vì nụ hoa hồng đặc biệt giống như một nhiệt đập.

Người Victoria đã không bị thích thú bởi hoa tú cầu và coi nó là một nhà loài thực vật tiêu cực. Những bông hoa được gửi tới để tuyên bố một người nào đó là một người khoe khoang, hoặc trừng phạt một người nào đó cho sự lãnh cảm của họ trong tình yêu. Nó cũng có nghĩa là lãnh cảm vì người trung cổ tin rằng phụ nữ trẻ, những người nuôi trồng hoặc chọn hoa cẩm tú cầu sẽ không bao giờ tìm thấy một người chồng. Người trồng hoa phương Tây hiện đại thường sử dụng những bông hoa này trong bó hoa cưới và sắp xếp lời xin lỗi để buộc với ý nghĩa duyên dáng và phong phú của họ.

Ý nghĩa của hoa cẩm tú cầu
Ý nghĩa của hoa cẩm tú cầu

Ý nghĩa màu sắc của hoa

Cẩm tú cầu có nhiều màu sắc khác nhau, tú cầu lá to thay đổi màu sắc từ màu hồng sang màu xanh dựa vào độ pH của đất. Ý nghĩa màu sắc phổ biến bao gồm:

  • Hồng – Liên kết với sự lãng mạn, những cảm xúc chân thành, tình yêu, đám cưới và hôn nhân.
  • Xanh – Kết nối với lãnh cảm, từ chối một đề nghị lãng mạn, xin tha thứ, và bày tỏ sự hối tiếc.
  • Trắng – Được biết đến như một biểu tượng của sự tinh khiết, duyên dáng, phong phú, và khoe khoang hay khoác lác.
  • Tím – Được sử dụng để chỉ một mong muốn cho một sự hiểu biết sâu sắc hơn về người khác hoặc để tượng trưng cho sự phong phú và giàu có.

Ý nghĩa thực vật

Hoa cẩm tú cầu đều có chứa một số lượng cyanua trong lá và hoa của chúng, làm cho hầu hết không an toàn để sử dụng như trà hay thuốc. Chúng chủ yếu được trồng làm cảnh và cây trang trí. Tuy nhiên, các cảm tú cầu serrata được sử dụng để làm một loại trà ngọt ngào mà Phật tử sử dụng như là một nghi lễ rửa sạch cho bức tượng của Đức Phật mỗi năm.

Các dịp thích hợp để sử dụng

Thử sử dụng hoa cẩm tú cầu như một món quà vào những dịp như là:

  • Đám cưới, kết hôn, và các nghi lễ thống nhất khác
  • Gửi một thông điệp “Không, cảm ơn” đến người cầu hôn
  • Hỏi xin một người nào đó cho sự tha thứ và hòa giải
  • Kỷ niệm ngày cưới lần thứ 4 của bạn

Thông điệp của hoa

Là một vẻ đẹp hiếm có thể dẫn đến sự xa lánh trừ khi bạn thể hiện những cảm xúc thật của mình. Đừng thổi phồng cái tôi của bạn với khoe khoang, hãy khiêm tốn để trở nên thịnh vượng.

Ý nghĩa của hoa cẩm tú cầu theo các nền văn hóa

Bên cạnh đó, ý nghĩa của hoa cẩm tú cầu cũng sẽ thay đổi tùy vào mỗi quốc gia và nền văn hóa khác nhau.

  • Nhật Bản: Tại Nhật Bản, hoa cẩm tú cầu thường được dùng để gửi đi lời xin lỗi hoặc thể hiện lòng biết ơn. Ý nghĩa này của hoa cẩm tú cầu bắt nguồn từ câu chuyện kể lại rằng, một vị Hoàng Đế Nhật Bản đã gửi những bông hoa cẩm tú cầu cho người con gái mà ông yêu thương để thay cho lời xin lỗi vì đã dành quá nhiều thời gian cho công việc mà không quan tâm tới nàng.
  • Anh Quốc: Vào thời nữ hoàng Victoria, những bông cẩm tú cầu thường được dùng như là một lời nhắc nhở tới những người đang tỏ vẻ hài lòng, thỏa mãn với những thành công đã đạt được, mặc dù thành công ấy không hẳn đến từ khả năng và sự nỗ lực của họ.

Hoa cẩm tú cầu cũng được dùng với ý nghĩa để chỉ sự lạnh lùng, vô cảm với tình cảm, sự quan tâm của người khác. Người Anh tin rằng, những cô cái trồng hoặc yêu thích hoa cẩm tú cầu sẽ không bao giờ tìm được cho họ một người chồng.

Mặc dù vậy, hoa cẩm tú cầu cũng được dùng nhiều trong các lễ cưới với ý nghĩa tượng trưng cho sắc đẹp và sự duyên dáng của cô dâu.

hoa-cam-tu-cau-loai-hoa-doc-la-hiem-co-3

Công dụng của hoa cảm tú cầu :

Gốc, thân, rễ cây cẩm tú cầu chứa phytochemical (có tác dụng kháng viêm, chống oxy hóa) cùng các khoáng chất canxi, selen, kẽm và magiê… nên được sử dụng để làm thuốc.

Theo Medicalnewstoday, các nhà nghiên cứu Mỹ phát hiện ra rằng một loại thuốc làm từ rễ của cây cẩm tú cầu đã được sử dụng trong nhiều thế kỷ có hiệu quả trong việc điều trị các bệnh rối loạn tự miễn như viêm khớp dạng thấp, bệnh đa xơ cứng, bệnh viêm ruột, đái tháo đường tuýp 1, bệnh chàm và vẩy nến. Y học hiện đại dùng loại thảo dược này để điều trị các vấn đề về đường niệu như nhiễm trùng bàng quang, niệu đạo, tuyến tiền liệt và sỏi thận. Ngoài ra, nó còn được dùng để trị bệnh sốt cỏ khô.

Vỏ cây cẩm tú cầu được sử dụng ngoài da nhằm giúp vết thương mau lành, chữa bỏng, đau cơ và bong gân. Lưu ý là lá của loài cây này có chứa các chất độc, bạn không nên sử dụng chúng dưới bất cứ hình thức nào.

Công dụng của hoa cảm tú cầu đối với đời sống

6 công dụng tuyệt với của loài hoa thảo dược này:

1. Thuốc lợi tiểu tự nhiên

Do đặc tính lợi tiểu nên rễ cây cẩm tú cầu thường được sử dụng để hỗ trợ điều trị các bệnh về thận và bàng quang. Đồng thời, nó còn giúp giải quyết các bệnh do những vấn đề về hệ tiết niệu gây ra, chẳng hạn như nhức đầu do các vấn đề về thận, phù và thấp khớp mạn tính.

Tác dụng lợi tiểu giúp loại bỏ các tạp chất khỏi hệ tiết niệu, bao gồm thận, bàng quang, tiền liệt tuyến (ở nam giới) và niệu đạo, giúp làm giảm nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu.

2. Tốt cho sức khỏe đường tiết niệu

Như hầu hết các loại thảo dược có công dụng lợi tiểu, rễ cây cẩm tú cầu hoặc trà rễ cẩm tú cầu là những lựa chọn tuyệt vời để điều trị tình trạng viêm tuyến tiền liệt hay phì đại tuyến tiền liệt. Loại thảo mộc này thường được dùng kết hợp với cỏ đuôi ngựa. Việc duy trì dòng nước tiểu mạnh giúp ngăn ngừa tình trạng nước tiểu đọng lại trong niệu đạo gây nhiễm trùng, giúp giảm viêm bằng cách loại bỏ các tạp chất từ ​​tuyến tiền liệt.

3. Giúp phòng chống sỏi thận, sỏi bàng quang

Các thổ dân da đỏ châu Mỹ đã sử dụng loại thảo mộc này như một loại thuốc thải độc cho thận nhằm ngăn sự hình thành sỏi thận và sỏi bàng quang. Ngoài ra, họ còn sử dụng cẩm tú cầu nhằm hỗ trợ quá trình loại bỏ sỏi ra khỏi các cơ quan này.

Phát hiện của các nhà nghiên cứu Nhật Bản đã nhận thấy ở thế kỷ XIX, các bác sĩ người Mỹ đã sử dụng cẩm tú cầu để điều trị sỏi thận, sỏi nhỏ ở thận.

4. Chống viêm

Loại thảo dược này có tác dụng chống viêm là do có chứa alkaloid, một chất có tác dụng tương tự như cortisone. Cẩm tú cầu có tác dụng trong việc giảm bớt nhiễm trùng, viêm thận và giảm các triệu chứng viêm khớp.

5. Chống oxy hóa

Một nghiên cứu khoa học được công bố trong tạp chí Sinh học, công nghệ sinh học và hóa sinh (Bioscience, Biotechnology and Biochemistry) năm 2003 cho biết: chiết xuất từ ​​rễ cây cẩm tú cầu có khả năng chống oxy hóa cao hơn trong mô gan so với việc dùng cây kế sữa kết hợp với nghệ. Ngoài ra, ở thế kỷ XIX, các bác sĩ đã sử dụng cây cẩm tú cầu như một phương pháp điều trị đau ngực mạn tính do viêm phế quản.

6. Điều trị các rối loạn liên quan đến tự miễn dịch

Gần đây, loại thảo dược này đã được nghiên cứu để xác định công dụng của nó với các rối loạn tự miễn dịch như viêm khớp dạng thấp, đa xơ cứng, bệnh viêm ruột, đái tháo đường tuýp 1, bệnh chàm và bệnh vẩy nến.

Một nghiên cứu được công bố trên số ra tháng 6 – 2009 của tạp chí Khoa học (Science) cho thấy một phân tử chiết xuất từ cẩm ​​tú cầu là halofuginone có công dụng làm giảm các triệu chứng bệnh rối loạn tự miễn ở chuột.

Ngoài ra ẩm tú cầu còn được sử dụng để:

Trang trí

Với màu sắc nổi bật của mình có thể thay đổi để phù hợp với điều kiện thích nghi của mình, cẩm tú cầu được sử dụng nhiều trong cảnh quan đô thị như: Công viên, vỉa hè, lan can,…

Ngoài ra, hoa còn được trồng trong khuôn viên nhà, ban công, sân thượng của ngôi nhà, vừa làm tăng thêm vẻ đẹp cho ngôi nhà vừa giúp điều hòa không khí cho căn nhà.

Chữa bệnh

Không những chỉ có công dụng trang trí, làm đẹp, cẩm tú cầu còn có tác dụng chữa được nhiều loại bệnh, giúp bảo vệ sức khỏe con người

Ngăn ngừa phòng chống các bệnh về sỏi thận, sỏi bàng quang, có tác dụng lọc dần sỏi ra ra ngoài 1 cách an toàn.
Giảm viêm, ngăn ngừa nhiễm trùng và điều trị các chứng viêm khớp.
Hỗ trợ tích cực trong việc điều trị các bệnh rối loạn về đường tiêu hóa.

Quà tặng ý nghĩa

Bên cạnh đó cẩm tú cầu được xem như món quà ý nghĩa dành tặng người thân, hoặc được dùng trong các bữa tiệc lớn trọng đại như tiệc cưới, hội nghị,… làm hoa cầm cho cô dâu.

Một lưu ý nhỏ rằng khi sử dụng hoa tú cầu nên chú ý cẩn thận, không sử dụng tùy ý vì rất có thể sẽ dẫn tới kích ứng gây hậu quả nghiêm trọng.

hoa-cam-tu-cau-loai-hoa-doc-la-hiem-co-4
Hoa cẩm tú cầu
hoa-cam-tu-cau-loai-hoa-doc-la-hiem-co-5
Hoa cẩm tú cầu

Một lưu ý nhỏ rằng khi sử dụng hoa tú cầu nên chú ý cẩn thận, không sử dụng tùy ý vì rất có thể sẽ dẫn tới kích ứng gây hậu quả nghiêm trọng.

Cách trồng và chăm sóc hoa cẩm tú cầu

Cách trồng

  • Làm đất

Nên chọn loại đất thịt pha nhẹ, sau đó trộn vỏ mùn cưa và phân chuồng hoai mục để làm tăng độ tơi xốp, cũng như chất dinh dưỡng của đất, ủ đất như vậy khoảng 20 ngày trước khi trồng cây.

hoa-cam-tu-cau-loai-hoa-doc-la-hiem-co-6
Hoa cẩm tú cầu
  • Chuẩn bị giống

Hoa cẩm tú cầu thường được nhân giống bằng 2 cách thông dụng gieo hạt và giâm cành, tuy nhiên để cây phát triển nhanh và ít bị sâu bệnh hơn người ta thường sử dụng phương pháp giâm cành.

+ Đối với phương pháp gieo hạt, bạn có thể lựa chọn giống tại các cửa hàng cây cảnh hoặc vườn ươm dễ dàng.

+ Đối với cách giâm cành: Đầu tiên chọn đoạn nhánh to khỏe cắt lấy 1 đoạn khoảng 30 – 40cm (khoảng 3 đốt lá), vỏ có màu gỗ, có nhiều búp to ở nách lá. Sau đó, cắt bỏ đi phần cặp búp và lá ở phía dưới, tiến hành ngâm trong nước tầm 6 -7 tiếng. Sau khi ngâm nước xong, lấy đoạn nhánh ra giâm xuống đất, dùng dây buộc cố định để gốc không bị tác động bên ngoài làm lung lay, nên giâm ở chỗ có nhiều nắng và cung  cấp đủ độ ẩm cho cây.

+ Ngoài ra, có thể ngâm nhánh đoạn đã cắt trong ly nước, hoặc cắm cành vào một chậu nhỏ, dùng nbif bóng bọc kín, để nơi có ánh sáng dịu, và chờ tới khi nhánh cây có rễ thì đem ra trồng.

Khoảng 1 tháng sau, cành giâm bắt đầu mọc lá mới và chồi thì dùng quốc bấng cả cây tới đất trồng đã được làm sẵn trước đó. Cuối cùng, tưới nước thật đẫm để cây thích nghi với đất mới và hồi phục nhanh.

  • Một lưu nhỏ để cẩm tú cầu phát triển nhanh và khỏe mạnh hơn là bạn nên trồng cây vào mùa hè, cây sẽ cứng cáp trước khi mùa thu chuyển đến.

Cách chăm sóc

  • Tưới nước

Cẩm tú cầu là loài ưa ẩm, vì thế cần thường xuyên tưới nước để luôn giữ được độ ẩm cho cây. Vào mùa khô cần đẩy mạnh việc tưới nước, mùa đông nên giảm lượng nước xuống và nên căn lượng nước tưới cho cây, tránh để nước tù đọng trên bề mặt đất, sẽ làm thối rễ.

  • Bón phân

Bón phân định kỳ 1 năm/2 lần vào cuối mùa đông và đầu mùa xuân. Tùy vào kích thước của cây mà điều chỉnh lượng phân một cách phù hợp. Bên cạnh đó, cần kết hợp bón thêm phân hữu cơ, phân chuồng để chống chai sạn đất đồng thời, giúp hoa nở to hơn.

  • Tỉa cành

Sau khi hết 1 mùa hoa, cần tiến hành cắt bỏ những hoa đã héo, chuẩn bị tàn, hoặc bấm, cắt những cành mọc quá khổ, tốt nhất nên cắt tỉa ở đốt lá thứ 6 là hợp lý nhất.

  • Thay chậu cho cây

Sau mỗi mùa hoa hoặc vào cuối thu cần tiến hành thay chậu cho cây vì cây càng ngày càng phát triển, phải đổi chậu mới phù hợp với kích cỡ cây mới có thể phát triển và tiếp tục cho hoa được.

Phương pháp đổi màu cho hoa

Như đã biết, cẩm tú cầu có đặc tính đổi màu được phụ thuộc vào độ pH có trong đất, vì vậy nếu muốn đổi màu cho hoa nên bạn chỉ cần chú ý đến độ pH của đất.

  • Nếu muốn cẩm tú cầu ra hoa màu xanh, nên sử dụng lưu huỳnh hoặc nhôm với dung dịch clorua sắt, nếu không có sẵn bạn chỉ cần chôn vài cây đinh bị gỉ gần gốc cây để giảm độ pH.
  • Thêm một ít vôi bột trong đất hoa sẽ cho hoa màu hồng tím.

Bạn có thể dễ dàng kiểm tra độ pH của đất bằng cách thử giấy quỳ tím.

Một số cách cắm hoa cẩm tú cầu đơn giản tại nhà

Cách 1

Chuẩn bị

  • 9 – 10 cành hoa cẩm tú cầu.
  • Lọ cắm hoa ( có miệng rộng, nông, không quá sâu)
  • Mút nước cắm hoa

hoa-cam-tu-cau-loai-hoa-doc-la-hiem-co-7

Thực hiện

  • Đầu tiên đo phần mút vào lọ hoa, gọt bớt những phần thừa xung quanh đi.
  •  Nên cắm xung quanh miệng bình trước, dùng khoảng 3 – 4 cành để phủ kín miệng bình, chọn bông hoa cẩm tú to nhất cắm ở phần trung tâm bình hoa
  • Cuối cùng, cắm xen kẽ các bông cẩm chướng còn lại vào những chỗ trống của bình hoa là coi như hoàn thành.

Cách 2:

Chuẩn bị

  • 4 cành hoa cẩm tú màu xanh
  • 10 cành hoa hồng đỏ
  • 1 cành hoa địa lan
  • Lọ cắm hoa cao 10cm.
  • Kéo cắt hoa
  • Mút nước cắm hoa
hoa-cam-tu-cau-loai-hoa-doc-la-hiem-co-8
Hoa cẩm tú cầu

Thực hiện

  • Đầu tiên cắt mút xốp cho vừa với miệng bình, dùng kéo cắt ngắn 4 cành cẩm tú cầu có chiều dài khoảng 4 – 7cm và cắm và góc 4 của bình hoa.
  • Sau đó, cắt ngắn cành địa lan, cắm xen kẽ vào các bông cẩm tú cầu.
  • Cuối cùng, dùng kéo cắt cành hoa hồng dài hơn cành cẩm tú cầm mốt ít và cắm vào giữa lọ hoa.

Kết.

Trên đây, TDBM đã chia sẻ với các bạn một số thông tin về đặc điểm, công dụng, ý nghĩa, cách trồng và chăm sóc Cây hoa cẩm tú cầu. Hi vọng rằng bài viết trên đây sẽ chia sẻ cho các bạn những thông tin bổ ích nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0964 892 659