Haỹ cũng TDBM tìm hiểu về một loại Lan khá khó trồng loài Lan ngọc điểm (lan đai châu) là dòng phong lan đơn thân đẹp, thường nở vào dịp Tết nguyên đán.
Giới thiệu lan ngọc điểm (lan đai châu)
Lan ngọc điểm còn có tên là lan đai châu, lan nghinh xuân, lan lưỡi bò, thuộc m,dòng phong lan có tên khoa học là Rhynchostylis gigantea, là loại hoa lan rừng có nguồn gốc từ Myanmar, Thái Lan và Việt Nam. Lan ngọc điểm đai châu là dòng phong lan khó trồng nhưng lại đem đến hoa đẹp, thường nở vào đúng dịp Tết nguyên đán nên được rất nhiều người yêu thích.
Đặc điểm của cây lan ngọc điểm
Lan đai châu ngọc điểm là dòng thân thảo có hàng giả, cây có các tán lá dày, to mọc đan chéo nhau xòe ra theo hình cánh quạt, thường được trồng ghép trên những thân cây gỗ lâu năm. Lá cây có màu xanh đậm, dài từ 20 – 30cm.
Hoa phong lan đai châu thường mọc theo chùm, hoa to từ 3 – 5cm mọc rũ xuống từ đầu cành. Hoa lan ngọc điểm có nhiều màu khác nhau: trắng, đỏ, hồng hay tím,… hoa có mùi thơm ngát, lâu tàn (thường để được từ 15 – 30 ngày), và nở vào mùa xuân. Tùy vào giống cây mà trồng lan ngọc điểm sẽ từ 3 – 6 tháng sẽ ra hoa.
Cây ngọc điểm là dòng phong lan rừng có khả năng chịu nóng cao (nhiệt độ sinh trưởng từ 20 – 30 độ C). Cây thể chịu hạn tốt, ưa ẩm và cũng ưa sáng. Vì thế để cho được một chậu lan đai châu đẹp ngày Tết thì bạn cũng cần lưu ý cách trồng và chăm sóc cho cây.
Phân loại lan ngọc điểm
Dựa vào đặc điểm, xuất xứ mà hiện nay có rất nhiều dòng lan ngọc điểm (lan đai châu khủng khác nhau), tuy nhiên, dưới đây là hai dòng phổ biến nhất và cách phân biệt lan ngọc điểm dành cho những ai mới “chơi lan”:
Hoa lan ngọc điểm Thái
Lan ngọc điểm Thái là dòng lan có nhiều màu sắc như: đỏ, tím, hồng,… với hoa to, cuống hoa dài, rũ xuống nhiều hơn (giống hình lưỡi bò). Cây thường dễ trồng và chăm sóc hơn so với dòng lan ngọc điểm rừng.
Hoa lan ngọc điểm rừng
Lan ngọc điểm rừng là dòng lan sinh trưởng và phát triển chủ yếu trong rừng ở điều kiện tự nhiên, khó chăm sóc, hoa chỉ có màu trắng chấm tím đặc trưng. Hoa có mùi thơm đặc trưng và lâu tàn (khoảng 1 tháng).
Kỹ thuật trồng hoa lan ngọc điểm ra hoa đẹp
Nhân giống lan ngọc điểm như thế nào
Lan ngọc điểm là một dòng phong lan khó trồng, được nhân giống bằng nhiều phương pháp khác nhau để đảm bảo được nguồn giống cũng như nhu cầu hoa. Dưới đây là cách cách nhân giống lan ngọc điểm mà bạn có thể tham khảo:
Nhân giống bằng cách chiết tách cành
Chiết tách cành là phương pháp khá phổ biến được áp dụng với tất cả các loại lan rừng đem lại hiệu quả cao. Chính vì thế nếu bạn chưa biết cách trồng lan ngọc điểm rừng thì hãy tham khảo ngay các bước dưới đây:
Bước 1: Chọn cây mẹ để tách
Nên chọn những cây mẹ sinh trưởng tốt, không bị sâu bệnh hại và có nhiều cây con. Trước khi tiến hành chiết tách cây con thì bạn nên tưới đẫm nước vào chậu, để rễ cây mềm và không bị ảnh hưởng.
Bước 2: Xử lý cây con
Sau khi tiến hành lấy được bụi lan ra khỏi chậu thì đem rửa sạch rễ, loại bỏ hết phần đất và rễ già, chỉ để lại những phần rễ sinh trưởng tốt (từ 4 – 7cm). Sử dụng dao sắc hơ qua lửa hoặc lau bằng cồn để cắt tách bụi ra thành nhiều cây con. Mỗi cây con nên có từ 2 – 3 thân hoặc mắt ngủ và sử dụng vôi để bôi lên vết cắt giúp cây không bị hư thối.
Bước 3: Tiến hành ghép lan
Giống sau khi được xử lý thì đem đi ghép để tạo rễ. Sử dụng dây kẽm để uốn nắn cây ghép, đặt chậu lan lên mặt lớp than rồi cột thân cây vào cây ghép để cây không bị đổ. Khi trồng thì nên đặt lan ngọc điểm ở mép chậu để cây con phát triển dần.
Bước 4: Chăm sóc cho cây
Trồng xong thì tiến hành phủ một lớp mùn hoặc xơ dừa lên để giữ ấm cho cây và tiến hành chăm sóc cho đến khi ra hoa.
Nhân giống bằng phương pháp cấy mô
Phong lan là dòng hoa tượng trưng cho sự vương giả, quyền quý nên được rất nhiều người yêu thích, nhưng lại rất khó trồng. Chính vì thế, nhằm đáp ứng được nguồn giống lớn thì phương pháp nuôi cấy mô được áp dụng phổ biến. Nếu bạn chưa biết cách trồng lan ngọc điểm cấy mô thì hãy tham khảo các bước dưới đây:
Bước 1: Chọn mẫu
Để cây con mọc từ phương pháp cấy mô phát triển và sinh trưởng tốt thì cây mẹ cần được tuyển chọn cẩn thận, không được sâu bệnh hại. Lan ngọc điểm thường lấy mẫu chồi, vì thế bạn nên chọn những chồi nhỏ, càng ngắn càng tốt (do mẫu càng to thì khả năng nhiễm khuẩn càng lớn).
Bước 2: Khử trùng mẫu cấy m
Chồi sau khi được lựa chọn thì đem đi khử trùng, cắt bớt phần lá rồi rửa bằng dung dịch nước cất và cồn 70 độ C. Để khử trùng mẫu cấy mô thì bạn nên làm theo các quy trình sau: rửa với nước cất từ 4 – 5 lần rồi ngâm với dung dịch HgCl2 0,1% trong 5 – 7 phút. Tiếp theo đi rửa lại trong nước vô trùng và tách hết các lá non để đưa vào môi trường nhân giống ban đầu.
Bước 3: Nhân giống nhanh
Đối với quá trình nhân giống hoa lan ngọc điểm (thuộc môi trường MS) thì bạn cần trải qua 2 điều kiện sau:
- Môi trường vào mẫu hạt: Sử dụng MS + 100ml nước dừa + 20g đường + 50g khoai tây + 5.2g agar/1 lít, từ khoảng 6 – 8 tuần thì chuyển sang môi trường nhân nhanh.
- Môi trường vào mẫu chồi: Sử dụng các chất điều hòa sinh trưởng theo tỉ lệ MS + 100ml nước dừa + 10g đường + 1.5mg BA + 4,6g agar/1 lít, và sau khoảng 6 – 8 tuần thì chuyển sang môi trường nuôi cấy lát mỏng và cuối cùng là môi trường nhân nhanh với tỉ lệ: 1mg Kinitin + 20g đường + MS + 5.2g agar
Bước 4: Tái sinh cây hoàn chỉnh
Khi cây giống đạt tiêu chuẩn thì mang cây chuyển sang cấy ở môi trường ra rễ, bạn nên sử dụng dung dịch với tỉ lệ: MS + 10g đường + 1g than hoạt tính + 5.2g agar + 0.3mg NAA
Bước 5: Chuyển cây ươm ở chậu
Khi cây mẫu đạt chiều cao từ 5 – 7cm và có khoảng 3 – 4 lá non thì bạn nên tiến hành ra cây với giá thể đơn và chăm sóc. Khoảng 3 – 4 tháng sau thì đem trồng ở vườn hoặc chậu.
Cách trồng lan ngọc điểm
Thuộc vào dòng phong lan khó trồng, yêu cầu kỹ thuật cao nên nếu bạn chưa biết về các kỹ thuật trồng lan ngọc điểm rừng thì hãy tham khảo ngay dưới đây:
Chọn giống
Đối với lan ngọc điểm rừng hay lan ngọc điểm đỏ thì bạn cũng nên lựa chọn những cây giống khỏe mạnh, không bị sâu bệnh hại, không bị dập gãy và có chiều dài từ 5 – 7cm.
Thời điểm nhân giống
Lan ngọc điểm thường sinh trưởng và phát triển tốt vào mùa hè và mùa thu (khoảng tháng 6 đến tháng 11) nên đây được xem là thời điểm thích hợp để bạn nhân giống cây trồng, giúp cây hấp thụ tốt. Ngược lại, mùa xuân là thời điểm cây ra hoa, sau đó khoảng tháng 2 – tháng 4 thì cây sẽ rơi vào trạng thái nghỉ ngơi, ngừng phát triển nên bạn cần hạn chế nhân giống vào khoảng thời gian này.
Giá thể trồng lan ngọc điểm
Giá thể trồng cây thì nên chọn loại chậu đất nung có nhiều lỗ thông thoáng, chậu chứa giá thể gồm than, vỏ thông. Trước khi trồng thì bạn cần cắt tỉa phần rễ rồi mới đến phần giá thể trồng. Để lan mau ra rễ thì trước khi trồng vào giá thể bạn nên sử dụng dung dịch IBA kích thích mọc rễ, sau đó treo ngược lên vài ngày thì giá thể lan đã mọc rễ.
Kỹ thuật trồng
Bên cạnh những lưu ý về cách trồng hoa lan đai châu ở trên thì bạn cần biết các kỹ thuật trồng dưới đây:
- Cây giống sau khi được mua về thì nên đặt ở nơi thoáng mát giúp cây thích nghi với môi trường mới. Sau đó đem ngâm vào dung dịch kích thích mọc rễ IBA, hoặc N3M kết hợp B1 khoảng 3 tiếng rồi đem treo ngược gốc lan lên.
- Tiến hành lựa chọn giá thể và đem ngâm trong nước vôi trong. Đục một lỗ trên giá thể rồi sử dụng kẽm để cố định gốc lan ngọc điểm khủng chắc. Có thể sử dụng thêm một ít sơ dừa hoặc rêu rừng để giữ ấm cho gốc lan.
- Cố định giá thể ở nơi có ánh sáng tốt, chăm sóc cho cây thường xuyên để cây nhanh chóng phát triển.
Cách chăm sóc lan ngọc điểm ra hoa đúng Tết
Vì là một giống phong lan khó chăm sóc nên để có được một chậu lan ngọc điểm (lan đai châu) đẹp ngày xuân thì bạn cần lưu ý các bước chăm sóc sau:
Nhiệt độ
Ngọc điểm là loài lan có khả năng chịu nóng tốt, có thể sinh trưởng và phát triển tốt trong điều kiện nhiệt độ từ 20 – 30 độ C. Vì thế bạn cần lưu ý đặt cây ở nơi có nhiệt độ vừa phải, hạn chế đặt nơi có ánh nắng mạnh trực tiếp khiến cây dễ bị cháy lá.
Tưới nước
Cây lan ngọc điểm ưa ẩm nhưng cũng có khả năng chịu hạn tốt, độ ẩm tốt cho cây sinh trưởng là từ 40 – 70 độ C. Vì thế bạn nên tưới nước cho cây từ 2 – 3 lần/tuần tùy vào nhiệt độ thời tiết. Ngoài ra, bạn cần lựa chọn giá thể thông thoáng, giữ được độ ẩm để cây phát triển.
Ánh sáng
Hoa lan đai châu là loại lan ưa sáng (khoảng 60%), vì thế bạn nên trồng cây ở những nơi có ánh sáng tốt, tuy nhiên không nên đặt cây ở nơi ánh sáng mặt trời mạnh sẽ khiến cho lá cây bị héo hoặc bỏng. Và nếu bạn trồng lan ngọc điểm trong nhà thì có thể thường xuyên đem cây ra ngoài ban công, cửa sổ để hấp thụ ánh sáng từ 6 – 9h hoặc từ 16 – 18h.
Thay chậu
Để cây lan ngọc điểm nhà bạn phát triển nhiều năm và luôn giữ được hoa đẹp thì bạn nên thay chậu giá thể cho cây (khoảng 1 – 2 năm/lần). Bạn nên thay chậu vào mùa mưa hoặc khoảng từ tháng 2 – tháng 4, vì lúc này cây đang nghỉ, bạn thay chậu và nhân giống sẽ không làm ảnh hưởng đến sự phát triển của cây.
Bón phân
Bên cạnh các lưu ý ở trên thì phân bón là một yếu tố quan trọng để bổ sung dưỡng chất giúp hoa ra đẹp và to hơn. Bạn nên bón phân thường xuyên cho hoa từ 1 – 2 tháng, đặc biệt là dịp lan bắt đầu chớm nụ, thì bạn nên sử dụng NPK với tỉ lệ 30 : 10 : 10 để hoa ra đẹp hơn. Khi bón thì nên hòa tan dung dịch với nước để tưới để cây dễ hấp thụ hơn.
Kích thích lan ngọc điểm ra hoa
Lan ngọc điểm thường ra hoa vào khoảng tháng 1 – tháng 2, vào dịp Tết nguyên đán. Tuy nhiên, không phải lúc nào hoa cũng nở vào đúng dịp, chính vì thế bạn nên tham khảo các biện pháp kích thích ra hoa dưới đây:
- Bằng biện pháp sinh học: Khi ngách lá có cựa nhú vào mùa đông thì sử dụng mủ chuối chín phun liên tục lên cựa (2 ngày 1 lần) để giúp cho hoa ra đẹp và sai hơn.
- Bằng biện pháp hóa học: Khi cựa hoa mọc ở ngách lá thì sử dụng phân bón giàu lân và kali để bón vào ngách lá giúp kích thích cựa hoa.
Phòng ngừa sâu bệnh
Lan lan ngọc điểm rất ít khi bị sâu bệnh hại tấn công mặc dù rất khó chăm sóc, các bệnh thường gặp trên lan ngọc điểm là héo lá, vàng lá, không ra rễ,… Nguyên nhân chủ yếu là bạn chưa biết cách chăm sóc cho cây như đặt cây ở nơi có ánh sáng mạnh, giá thể không đảm bảo,… Vì thế bạn cần lưu ý.
Nếu cây bị sâu bệnh hại tấn công thì có thể sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật hoặc dùng vôi để rải xung quanh giúp tiêu diệt nấm bệnh lây lan.
Cách ghép lan ngọc điểm vào gỗ
Lan ngọc điểm là loại cây phong lan rừng với hoa đẹp, có hương thơm đặc biệt nên được rất nhiều người yêu thích. Tuy nhiên cách ghép lan ngọc điểm vào thân cây như thế nào cho đúng thì không phải ai cũng biết. Vì thế hãy tham khảo ngay dưới đây nhé:
Chọn gỗ ghép lan
Thuộc loại lan đơn thân nên ngọc điểm là dòng hoa ưa thoáng, ưa ẩm nên bạn cần chọn gỗ trồng lan cho phù hợp. Đối với lan ngọc điểm bạn nên chọn những loại gốc có chất mặn, chát, lâu năm như: gỗ nhãn, vú sữa hay gỗ hương.
Cách ghép
Nếu bạn chưa biết cách ghép lan đai châu thì có thể thực hiện theo các bước dưới đây:
- Khoan lỗ đinh hoặc đóng đũa lên cây gỗ ghép để tạo điểm buộc giúp đỡ lan.
- Cố định cây lan ngọc điểm vào phần thân gỗ ghép bằng cách sử dụng dây rút hoặc dây kẽm để buộc.
- Mỗi khúc gỗ hoặc thân cây có thể ghép từ 5 – 9 cành lan, nên chia các cành thành các đoạn bằng nhau tạo nên sự đồng đều. Sau khi ghép thì nên đặt cây ở nơi có ánh nắng ấm, thường xuyên cấp ẩm và chăm sóc cho cây.