Trong khi dịch viêm đường hô hấp cấp do Covid – 19 đang có nhiều diễn biến phức tạp là lúc nhắc lại những bài học thành công 17 năm trước và loạt kinh nghiệm quý báu có thể áp dụng vào dịch viêm phổi Vũ Hán nguy hiểm hiện nay.
Giới y tế vẫn nhớ như in cách đây 17 năm, ngày 26/2/2003, dịch SARS lây lan tới Việt Nam gây ra “đại dịch” khiến cho 65 người nhiễm, 6 người tử vong, trong đó có 5 y bác sĩ đã hy sinh mạng sống cho cuộc chiến chống tử thần. Chỉ sau 45 ngày ra sức dập dịch, 28/4/2003, Việt Nam được WHO công nhận là nước đầu tiên trên thế giới khống chế thành công dịch SARS.
Trong khi dịch Covid – 19 đang có nhiều diễn biến phức tạp, đây cũng là lúc nhắc lại niềm tự hào của đội ngũ y bác sĩ Việt Nam, những bài học thành công 17 năm trước cũng như loạt kinh nghiệm quý báu để có thể áp dụng vào dịch viêm phổi Vũ Hán đang gia tăng hiện nay. Nhiều cách làm sáng tạo nhưng rất hiệu quả của các bác sĩ trong nước đã từng được bạn bè quốc tế khen ngợi, học tập.
Theo Tiến sĩ, bác sĩ Hoàng Văn Huấn – Phó Giám đốc Bệnh viện Phổi Hà Nội, chủng virus Covid – 19 có đến 79,5% đặc điểm tương đồng so với SARS. Trong thời điểm hiện tại, chúng ta chưa biết hết song đã đọc thấu được bộ gen, biết được nhiều thông tin về con đường lây lan của virus này.
Bác sĩ Huấn cho biết, kinh nghiệm này có thể áp dụng ngay tại các gia đình. Để hạn chế nguy cơ mắc virus Covid – 19, nên mở tung cửa phòng thông thoáng, đón nắng, tránh bật điều hòa quá lạnh, mở quạt để virus ra ngoài không khí, gặp nhiệt độ cao nó sẽ tự bị tiêu diệt. Ngoài ra, có thể xông tinh dầu tỏi, sả, tràm, bưởi, bồ kết… để loại bỏ mùi hôi, làm sạch không khí, cơ thể khỏe mạnh hơn.
Từ kinh nghiệm chống dịch SARS, Bộ Y tế cũng khuyến cáo người dân có các biện pháp tăng sức đề kháng phòng bệnh viêm phổi Vũ Hán như dinh dưỡng hợp lý, rèn luyện thể lực, ăn chín uống sôi… Ngoài ra, một số các phương pháp dân gian cũng được chứng minh có hiệu quả phòng dịch, dập dịch trong lịch sử.
Một trong những nguyên liệu có sẵn trong đời sống thường ngày mà hiệu quả, đó là tỏi. Theo như lịch sử kể lại, thời điểm căng mình dập dịch SARS, bác sĩ Võ Văn Bản, khi đó là Phó tổng giám đốc Bệnh viện Việt Pháp mỗi tối muộn về nhà vẫn thường được vợ chuẩn bị cho một bát tỏi tươi hay nước rau diếp cá để phòng tránh bệnh cúm theo dân gian.
Tỏi rất giàu chất “kháng sinh tự nhiên” allicin, giúp tăng cường khả năng chống lại virus cúm của bạch cầu. Nghiên cứu của Đại học Western (Australia) cũng chứng minh rằng ở nhóm sử dụng tỏi hàng ngày ít mắc cúm hơn người không dùng. Ngoài ra, tỏi còn rút ngắn thời gian mắc cúm, giảm mức độ trầm trọng của các triệu chứng.
Theo bác sĩ Huấn, tỏi phát huy công dụng tốt nhất nếu nghiền hoặc cắt lát để tăng lượng allicin, đợi sau 10 phút rồi mới chế biến ở nhiệt độ vừa phải. Đối với người không thích ăn tỏi tươi, có thể dùng bột tỏi, dầu tỏi hoặc các viên bào chế tỏi kết hợp thêm với các thành phần tăng sức đề kháng khác…