Lan tam bảo sắc cách chăm sóc và nhận biết

Giới thiệu về LAN TAM BẢO SẮC

Lan tam bảo sắc cái tên đã nói lên đôi điều về chúng, một loài lan hương sắc vẹn toàn. Vê sắc, Lan tam bảo sắc hút mắt với ba màu trắng, vàng, tím xen kẽ, hài hòa trên cùng một hoa. Về hương, lan tam bảo sắc cho hương thoang thoảng, nhẹ nhàng, khẽ khàng đánh thức mọi giác quan người chiêm ngưỡng.

Thế nhưng, loài lan này rất ngoan ngoãn, dễ thuần, dễ trồng và dễ chăm sóc, lại rất siêng cho hoa.

Đặc điểm & nguồn gốc của Tam bảo sắc:

Lan tam bảo sắc thuộc chi giáng hương, có tên khoa học là Aerides falcata, là một trong những loại lan phổ biến bậc nhất tại Việt Nam.

lan-tam-bao-sac

Giống như nhiều loại lan khác của chi giáng hương, lan tam bảo sắc sống ở vùng nhiệt đới ẩm, phân bố chủ yếu ở các vùng đồng bằng Châu Á, Ấn Độ và một số nơi phía Nam Trung Quốc.

lan-tam-bao-sac

Cách Nhận biết lan tam bảo sắc

  • Rễ: Lan tam bảo sắc có một bộ rễ chùm phát triển nhanh, nhiều và dài, tạo điều kiện thuận lợi để cây hút được nhiều nước, chất dinh dưỡng. Vì vậy mà lan tam bảo sắc phát triển với một sức sống vô cùng mãnh liệt.
  • Thân: Tam bảo sắc là loại lan đơn thân, mình rủ như cây liễu. Đối với cây trưởng thành, độ dài thân cây có thể đạt từ 50cm – 80cm.

lan-tam-bao-sac

  • Lá:  lan tam bảo sắc màu xanh sẫm, khá mỏng, rộng 3cm – 4cm, dài khoảng 15cm – 25cm và rủ xuống theo chiều của hoa. Những lá dài thường sẽ xếp thưa hơn, lá ngắn xếp sát nhau và dày hơn.
  • Hoa: Lan tam bảo sắc ra hoa theo chùm, mỗi chùm hoa dài 25cm – 35cm, rũ xuống với rất nhiều hoa nhỏ đan xen nhau, lan tỏa hương thơm nhẹ nhàng mà cuốn hút, tựa như hương hoa hồng.
  • Màu sắc: Trên mỗi hoa sẽ có ba màu là vàng, trắng, tím. Sắc màu loang dần từ nhị, nhuỵ đến cánh hoa theo thứ tự vàng, trắng, tím, đẹp một cách hoàn hảo.

lan-tam-bao-sac

  • Mùa hoa nở: Mùa lan tam bảo sắc nở rộ thường vào cuối xuân, đầu hạ và kéo dài khoảng 15 – 20 ngày

Các loại lan tam bảo sắc

Lan tam bảo sắc đa dạng về chủng loại như lan tam bảo sắc rừng, lan tam bảo sắc Lai Châu, lan tam bảo sắc Điện Biên, tam bảo sắc hoa vàng, tam bảo sắc đột biến, tam bảo sắc cổ rụt…

lan-tam-bao-sac

Bên cạnh đó, tam bảo sắc phân bố khá rộng ở Việt Nam, do vậy màu sắc tùy vùng có hơi khác nhau. Ở miền Bắc hoa màu tím và trắng, ở miền Trung và Nam hoa pha thêm màu vàng nhạt.

Kỹ thuật trồng lan tam bảo sắc

Là loài lan rất dễ trồng và chăm sóc. Cây giống Lan tam bảo sắc khi mua về thường hay bị héo trong thời gian nghỉ, lá hơi nhăn lại và không có rễ, chỉ có thân và lá.

Tuy nhiên sau khi ghép vào giá thể và tưới nước đầy đủ, rễ sẽ mọc ra từ thân chỗ gần lá gốc rồi bám chặt vào giá thể, lá sẽ hồi phục và cây xanh tốt trở lại.

lan-tam-bao-sac

Do bộ rễ phát triển mạnh, lan dài và rộng nên lam tam bảo sắc không phù hợp trồng chậu, chúng thường được ghép gỗ, lũa, dớn bảng hay ghép trụ.

Thời điểm ghép tốt nhất vào khoảng từ tháng 3 – 8, mùa đông không nên ghép mà treo ngược lên và chăm sóc qua đến mùa xuân thì ghép.

Giá thể ghép phải chưa sử dụng, chưa có hiện tượng mục nát, và được xử lý sạch mầm bệnh trước khi ghép khoảng một ngày.

Tuy nhiên nếu bạn muốn trồng vào chậu thì nên ghép trước vào miếng gỗ nhỏ rồi đặt cả miếng vào chậu, chọn các loại chậu nan, giỏ treo sẽ giúp rễ cây phát triển tốt hơn.

a. Xử lý cây giống và xử lý giá thể trước khi ghép

Lan mới mua về bạn bạn tiến hành cắt tỉa rễ, lá, thân hỏng đi. Sau đó ngâm vào dung dịch Physan, Benkona trong 15 – 20 phút để sát khuẩn rồi vớt ra để ráo.

Tiếp theo ngâm vào chế phẩm Hùng Nguyễn trong 15 phút để kích thích ra rễ và nảy chồi, sau đó vớt ra treo ngược lên cho khô rồi ghép.

lan-tam-bao-sac

Gỗ dùng để ghép bạn có thể dùng gỗ nhãn, vú sữa, các loại gỗ có vỏ dày… ngâm gỗ trong nước trước khoảng 1 ngày rồi ghép cây.

b. Cách ghép lan tam bảo sắc vào gỗ

Cách ghép lan bảo sắc vào gỗ khá đơn giản, bạn chỉ cần ghép như những loại lan thông thường là được.

lan-tam-bao-sac

Đơn giản bạn chỉ cần gắn chặt cây cố định vào giá thể và có thể gắn thêm một vài mẩu xơ dừa, dớn mềm vào gần gốc.

Khi ghép, bạn phải lựa chọn đúng chiều để ngọn hướng ra ngoài xoay tròn theo nhiều hướng nếu ghép trụ, hoặc hướng một phía tỏa đều đối với ghép một mặt.

Sau đó treo lên giàn, hoặc treo ở nơi thoáng mát, chú ý khoảng cách để tránh ảnh hưởng tới sự phát triển của cây, cũng như tất cả các cây đều có thể hứng được ánh sáng mặt trời.

Kỹ thuật chăm sóc lan tam bảo sắc

Lan tam bảo sắc cực kì dễ thích nghi với môi trường sống nếu có thay đổi. Nên cách chăm sóc nó rất đơn giản

  • Ánh sáng: Lan tam bảo sắc không đòi hỏi quá nhiều ánh sáng, mức độ ánh sáng trung bình từ 50% – 60% đã đủ cho sự sinh trưởng. Bên cạnh đó, loài này rất ưa ẩm cho nên cần cung cấp nhiều nước cho cây, đặc biệt là vào mùa khô.
  • Nước: Giai đoạn đầu lúc mới ghép, bạn cần tưới 4 – 5 lần/ ngày để giữ ẩm cho cây, đồng thời bạn treo ở nơi ít nắng và mát. Khi cây ra rễ rồi thì bạn có thể đem dần dần ra nắng.

lan-tam-bao-sac

  • Phân: Song song đó, ở giai đoạn mới trồng, để cây phát triển tốt, bạn bổ sung phân có hàm lượng đạm cao như 30-10-10, Powerfeed, Seasol… đồng thời kết hợp với dịch chuối, Vitamin B1.

Bên cạnh đó, bạn có thể sử dụng kết hợp các loại phân tan chậm chuyên dùng cho lan như phân trùn quế viên, phân dê, Rynan, phân chì Nhật Bản…

Khi cây trưởng thành, bước vào giai đoạn tập trung tích lũy dinh dưỡng chuẩn bị cho hoa thì bổ sung các loại phân bón có hàm lượng lân và kali cao như 15-30-15, 10-55-10, 6-30-30… Định kỳ 7 – 10 ngày/ lần.

Ngoài ra, mỗi tháng một lần nên phun nước vôi để phòng một số bệnh. 1 – 2 tuần/ lần vào mùa mưa, 1 – 2 tháng/ lần vào mùa khô.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0964 892 659