Giới thiệu về cây bàng:
Một loài cây chắc hẳn gắn liền với tuổi thơ của nhiều người , một loại cây xanh được trồng nhiều tại vỉa hè, trường học và công viên. Cây bàng là một giống cây bóng mát quen thuộc với người dân Việt Nam. Từ một cây bàng được trồng nhiều trước cửa với thân gỗ cao, có quả ăn được thìn hiện nay có thêm các loại bàng có ở nước ta như bàng Singapore, bàng Đài Loan, bàng vuông, bàng biển, bàng lá đỏ.. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức về các loại bàng, đặc điểm và công dụng của các lại cây này.
Cây bàng có tên khoa học là Terminalia catappa, thuộc họ trâm bầu. Bàng thuộc loại cây thân gỗ lớn sinh trưởng tại các vùng nhiệt đới. Cây bàng có thể cao tới 35m, các tán lá thẳng, đối xứng mọc trên các cành ngang. Cây càng già, tán lá càng phẳng dần tạo thành hình cái bát trải rộng.
Bàng thuộc loại thực vật thân gỗ cứng nên có thể dùng để khai thác gỗ. Chất gỗ bàng tốt, màu đỏ, rắn chắc và có khả năng chống thấm nước. Ở các khu vực nhiệt đới trong đó có Việt Nam, cây bàng cùng với cây bằng lăng là hai loại cây công trình được trồng khá nhiều tại vỉa hè và công viên để lấy bóng râm nhờ tán bàng rất lớn và rậm.
Là loài thực vật thân gỗ cứng, mọc thẳng, kích thước cây bàng đa dạng từ vài mét đến vài chục mét, tán lá rộng. Các cành bàng cứng, giòn và mọc ngang tỏa ra xung quanh. Được trồng nhiều làm cảnh nên ít người để ý gỗ cây bàng có tốt không. Chất gỗ bàng tốt và chống thấm nên có thể được dùng để khai thác gỗ.
Lá bàng to và rộng có hình trứng, màu xanh sẫm và có độ bóng. Lá bàng thường rụng sớm vào mùa khô. Trước khi rụng lá chuyển sang màu nâu vàng hoặc đỏ ánh hồng nhìn rất đẹp.
Hoa bàng nở vào mùa hạ. có màu trắng hơi xanh với đường kính khoảng 1cm. Hoa bàng thuộc loại hoa đơn tính cùng gốc, cả hoa đực và cái đều nằm trên cùng một cây. Quả bàng thuộc loại quả hạnh có một hạt, dài khoảng 5-7cm. Khi còn non quả bàng có màu xanh lục, sau và vàng và chuyển sang màu đỏ khi chín. Quả bàng có vị hơi chua, ăn được.
Có những loại cây Bàng nào?
Có rất nhiều loại bàng khác nhau như bàng gai, bàng thái, bàng lá nhỏ, …nhưng dưới đây chúng tôi sẽ chỉ kể tên một số loại cây phổ biến nhất.
Cây bàng Singapore
Cây bàng singapore là có tên khoa học là Ficus Lyata, là một trong những loại cây bàng phổ biến và khá phù hợp với Khí hậu nước ta. Vậy nên giống cây này là sự lựa chọn hợp lý cho người thích trồng cây.
Lá bàng singapore có hầu hết các đặc điểm chung của lá bàng như kích thước to, hình bầu tròn và có màu xanh sẫm. Bàng singapore có kích thước khá nhỏ từ 40cm đến 2m. Cây có tác dụng thanh lọc không khí lại có lá to đẹp nên rất được chuộng trồng trong nhà như là cây kiểng.
Cây bàng đài loan
Điểm nổi bật của cây bàng Đài Loan là các tán lá nhỏ đẹp, mọc chếch lên vừa phải. Bàng Đài Loan là một loại cây công trình đẹp lại không tốn ít diện tích hơn các loại bàng thông thường nên rất được ưa chuộng. Khi cây còn non, người ta đem trồng trong nhà để làm cảnh cũng rất phù hợp. Vì thế nước ta có bán cây bàng Đài Loan khá nhiều.
Lá loại cây này có phần nhỏ và thuôn dài, ít hoa và có quả nhỏ hơn bàng trong nước khá nhiều. Chính vì vậy Việc quét dọn lá và quả bàng Đài Loan cũng dễ dàng và đơn giản hơn.
Bàng biển
Cây bàng biển có tên khoa học là Calotropis gigantea hay được gọi là cây bồng bồng. Cây bàn biển có kích thước nhỏ từ 4-6m, hoa màu xám trắng hoặc đốm hồng.
Tại Việt Nam, bàng biển phân bố nhiều tại các tỉnh ven biển. Lá và hoa cây bàng biển khá đẹp nên cây được trồng nhiều tại các công trình công cộng. Trong đông y, bàng biển là một vị thuốc tốt chữa ho và tiêu độc.
Bàng vuông
Cây bàng vuông có tên gọi khác là bàng bí, chiếc bàng, thuốc độc biển có tên khoa học là Barringtonia asiatica. Thuộc loại cây gỗ nhỏ và vừa, bàng vuông cao từ 7 đến 25m.
Người ta thường bắt gặp cây này tại các rừng đước ở Malaysia và các vùng bị ngập nước. Toàn thân bàng vuông đều có chất độc và có cả chất saponin trong đó. Một số nơi nghiền hạt loại cây này thành bột để đánh cá bằng cách hạ độc nên nó mới có tên gọi thuốc độc biển.
Bàng lá đỏ
Nhắc đến mùa thu Hà Nội thì chắc hẳn ta sẽ nhớ ngay đến hình ảnh cây bàng lá đỏ. Cây bàng lá đỏ cao từ 30-40m, có những phiến lá rất to, khi mưa rơi xuống kêu lộp độp rất đặc trưng. Lá cây vẫn có màu xanh sẫm và mang các đặc điểm chung của các loại cây này.
Đến mùa rụng lá, lá loại cây này trở nên đỏ rực nhờ các loại sắc tố khác nhau. Đây là một loại cây cảnh rất được ưa thích tại nước ta. Những cây bàng lá đỏ được xem là một trong những cảnh quan tuyệt đẹp của Hà Nội và Hội An.
Bàng Nhật
Cây bàng Nhật có kích thước nhỏ, chỉ cao từ 30-40cm, phân làm nhiều cành. Điểm nổi bật của bàng Nhật so với cây bàng ta là lá cây hình trái tim nhìn giống như quạt ba tiêu. Màu sắc cây đan xen giữa hai màu xanh trắng như cẩm thạch nhìn rất đẹp và dịu mắt. Cây bàng Nhật rất được ưa chuộng làm cây cảnh trang trí trong nhà.
Bàng cẩm thạch
Bắt nguồn từ châu Mỹ, bàng cẩm thạch được đem trồng tại nhiều nơi trên thế giới bởi vẻ đẹp của nó. Cây bàng cẩm thạch cao từ 10-20m, các lá nhỏ chỉ dài từ 2-5cm.
Với mu xanh xám lốm đốm hòa quyện Cong màu trắng kem, nhìn từ xa trông cây như một tác phẩm nghệ thuật từ cẩm thạch. Cũng có một loại cẩm thạch có màu xanh viền trắng hồng nhìn rất đẹp. Khi còn nhỏ, cây bàng cẩm thạch là loại cây được ưa chuộng dùng làm cảnh. Bàng cẩm thạch thường được trồng tại công viên và vỉa hè tạo nên một không gian màu cẩm thạch rất đẹp và hấp dẫn.
Cây bàng có công dụng gì trong đời sống ?
Lợi ích của cây bàng có rất nhiều nên ta cần tận dụng. Cây bàng thường được trồng để lấy bóng mát tại các nơi công cộng. Cây bàng sắp thay lá có màu đẹp nên rất được ưa thích. Quả bàng có thể ăn được và có vị béo chua chua khá ngon.
Bàng được dùng làm dược liệu trong các bài thuốc y học phương đông. Các chất trong cây bàng có khả năng chống viêm tốt nên được dùng để chữa viêm họng, viêm nướu và mụn nhọt.
Công dụng của bàng làm dược liệu còn thể hiện ở lá bàng. Lá bàng có công hiệu rất cao trong việc lợi tiểu, tăng cường chức năng tim và làm săn da. Đây là một loại dược liệu tốt cho nam giới bởi khả năng tăng cường sinh lý, phục hồi chức năng sinh sản nam.
Cách trồng cây bàng
Phương pháp nhân giống cây bàng bằng hạt là phổ biến nhất. Trái bàng chín và rụng khá nhiều nên việc thu hoạch rất đơn giản. Chỉ cần vùi quả bàng vào trong đất ẩm là đủ để hạt nảy mầm. Thời điểm trồng cây tốt là mùa xuân hoặc đầu mùa mưa vì lúc này đất ẩm nên cây bàng mùa xuân phát triển nhanh.
Đất trồng cây bàng nên có đủ dinh dưỡng. Có thể ưu tiên các loại phân hữu cơ như xơ dừa, mùn cưa để đất trồng không bị bạc màu.
Cách chăm sóc cây
Tiến hành tưới đẫm cho cây mỗi ngày khoảng một đến hai lần để cây đủ nước và rễ cây bàng dễ ăn sâu vào đất. Lưu ý không tưới nước lúc nắng có thể làm chết cây.
Cây bàng là loài ưa sáng nên cần được trồng tại vùng có khoảng trống rộng. Tránh trồng cây tại những nơi nhiều bóng râm hay chật hẹp sẽ ảnh hưởng đến quá trình phát triển của cây.
Tưới nước đều cho cây hàng ngày quanh gốc và cả trên thân cây. Cây bàng mùa đông thoát nước ít nên cần giảm lượng nước tưới cho phù hợp.
Cây bàng có tán lá rộng, cành giòn nên những mùa mưa bão sẽ có khả năng bị gió làm đổ, gãy. Trước mùa bão hãy tiến hành cắt tỉa bớt các cành lá để đảm bảo an toàn cho cây.
Vào mùa thay lá, cây bàng rất có khả năng bị nhiễm sâu bệnh. Bạn cần mua thuốc trừ sâu chuyên dụng phun cho cây để phòng bệnh hằng năm.